Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Yếu tố tâm sinh lý học sinh: Học sinh THCS là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ

31

chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống.

Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè khác giới. Từ đó mà hình thành nên các nhóm bạn cùng sở thích, nếu như giai đoạn này có được sự hướng dẫn kèm cặp của người lớn sẽ dẫn đến những nhận thức tốt hơn về lối sống, hành vi, giới tính, quan hệ với bạn khác giới...

* Yếu tố dân tộc: Người dân tộc miền núi thường rất ít chia sẻ, trình bày quan điểm của mình với người xung quanh. Vì vậy kín đáo, nhạy cảm và có phần bảo thủ trong chủ đề giới tính, thường họ không muốn bàn về chủ đề này. Người dân tộc có quan niệm con gái nên an phận, ở nhà giúp đỡ bố mẹ công việc nương rẫy, có học nhiều thì cũng phí vì nay mai cũng đi lấy chồng thành con nhà người ta. Thường các em gái người dân tộc Mông, Dao thường chỉ học hết tiểu học và lấy chồng từ khoảng 15 tuổi và vẫn còn quan điểm “trời sinh voi ắt sinh cỏ”.

* Yếu tố kinh tế: Đa số học sinh vùng dân tộc thuộc con hộ nghèo, cận nghèo nằm trong xã nghèo vì vậy đời sống gia đình vô cùng khó khăn. Hầu như những ngôi nhà người Mông đều làm từ cột gỗ tạp (loại gỗ rất dễ mục, mọt), trong nhà hầu như không có vật dụng đáng giá, giường nằm chỉ được kê bằng tre, nứa (thường cả gia đình chỉ có 1 chiếc giường, nếu đông người sẽ kê dài ra); không có tivi, thiếu điện…. Kinh tế khó khăn, mải lo kiếm ăn cộng với đông con nên họ ít quan tâm đến con cái. Hơn nữa ngoài giờ học buổi sáng, buổi chiều về nhà các em phải phụ giúp bố mẹ chăn trâu bò, lên nương, lấy củi…vì vậy giờ học buổi chiều, đặc biệt là giờ ngoại khóa các em thường hay nghỉ. Đặc biệt ở người Mông, nếu các em không thích đi học, bỏ học thường cha mẹ không ép mà kệ con, để con tự quyết định, vì vậy trong những cuộc vận động học sinh trở lại trường sau bỏ học thường thất bại.

32

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS là những biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh THCS có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với giới và giới tính. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS được tiến hành phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các vấn đề giáo dục đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính, hành vi văn hóa giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản, vấn đề bình đẳng giới, định kiến về giới, phân biệt giới. Giáo dục giới tính được thực hiện dựa trên các nguyên tắc và phải tuân thủ theo các nguyên tắc đó đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục mới có hiệu quả.

Quản lý giáo dục giới tính được tiến hành đồng bộ qua bốn chức năng lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

Các nghiên cứu cơ sở lý luận trên đây là cơ sở để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh của các nhà trường.

33

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH NỘI TRÚ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 44)