2.3.1. Ưu điểm
Xác định đƣợc vị trí, vai trò, tầm quan trọng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, là hành lang pháp lý quan trọng để kiện toàn hệ thống VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh,
60
Ngay từ khi luật có hiệu lực pháp luật, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai đến từng cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt thƣờng xuyên tổ chức quán triệt đến cán bộ, công chức có liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng VBQPPL.
UBND tỉnh đã chủ động phối hợp với Bộ Tƣ pháp tổ chức tập huấn công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa VBQPPL của HĐND, UBND cho cán bộ là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND, công chức pháp chế, công chức làm công tác văn phòng, tƣ pháp trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, Sở Tƣ pháp đã thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ soạn thảo, thẩm định, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cho đối tƣợng lãnh đạo, công chức làm công tác xây dựng VBQPPL. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp, các địa phƣơng đã chỉ đạo và tổ chức quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phƣơng mình quản lý.
Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phƣơng ngày càng quan tâm đến công tác xây dựng thể chế và đội ngũ công chức làm công tác văn bản, đến nay đội ngũ này đã đƣợc nâng cao cả số lƣợng và chất lƣợng, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, đặc biệt đã trang bị hầu hết máy vi tính nối mạng từ cấp tỉnh đến cấp xã, là cơ sở để tra cứu, cập nhật VBQPPL từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, giúp việc ban hành văn bản của địa phƣơng phù hợp với hệ thống pháp luật. Mức chi từ ngân sách nhà nƣớc cho công tác xây dựng các VBQPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí, kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức phát huy năng lực trong công tác xây dựng văn bản.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã tác động lớn đến ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, địa phƣơng trong việc tham mƣu xây dựng VBQPPL; việc tham mƣu, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND đã có sự đầu tƣ, nghiên cứu. Kịp thời đƣa tin, đăng công báo, niêm yết công khai theo đúng quy định, giúp tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận, cập nhật kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của địa phƣơng để thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình.
61
Ngoài việc thể chế luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hành chính để chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện nhƣ: Chỉ đạo việc lập chƣơng trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND; kế hoạch xây dựng văn bản; kế hoạch tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của địa phƣơng hàng năm.
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2016, nhìn chung các VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh Phú Yên ban hành kịp thời, đáp ứng đƣợc yêu cầu điều chỉnh và quản lý xã hội ở địa phƣơng, trong đó đã cụ thể hóa các nhiệm vụ do văn bản Trung ƣơng giao quy định chi tiết, cũng nhƣ đề ra các chính sách đặc thù của địa phƣơng.
So với cả nƣớc, số lƣợng VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh Phú Yên ban hành khá nhiều và đƣợc điều chỉnh trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về kinh tế,
xã hội. Số lƣợng văn bản ban hành ngày càng tăng, nhất là trong năm 2016 số lƣợng văn bản của HĐND tăng hơn gấp 2 lần năm 2015, số lƣợng VBQPPL của UBND tỉnh tăng hơn 1/3 lần sốlƣợng văn bản của năm 2015.
Hầu hết VBQPPL của CQĐP tỉnh Phú Yên đƣợc xây dựng ngày càng chặt chẽ, đúng quy trình, trình tự, thủ tục theo luật định, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống VBQPPL. Ngôn ngữ và kỹ thuật trình
bày văn bản khoa học, phù hợp với quy định, văn bản QPPL đƣợc ban hành đúng thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Các văn bản đƣợc ban hành phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, có tính khả thi cao. Chất lƣợng các VBQPPL đƣợc ban hành ngày càng đƣợc nâng cao qua từng năm, có nội dung thiết thực, cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Hệ thống VBQPPL của CQĐP tỉnh Phú Yên từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.
62
Các VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh Phú Yên đƣợc ban hành để điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng, là hành lang pháp lý quan trọng để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng trên hầu hết các lĩnh vực trong tình hình mới. Các VBQPPL đƣợc ban hành có chất lƣợng đã tác động tích
cực đến các quan hệ xã hội và đối tƣợng đƣợc áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong quản lý nhà nƣớc cả về kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phƣơng.
Về kinh tế: Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên
5.060km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâmkinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh). Đặc điểm của Phú Yên trong những năm trƣớc đây chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp về chăn nuôi, trồng trọt và đánh bắt hải sản.
Những năm gần đây, nhất là từ năm 2011 đến năm 2016, tỉnh Phú Yên có nhiều chủ trƣơng, chính sách để phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững, chuyển đổi phù hợp với su thế hiện đại hóa nông nghiệp theo đặc thù của địa phƣơng, đồng thời định hƣớng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thƣơng mại, du lịch. Để đáp ứng yêu cầu đó, công tác chỉ đạo, điều hành, tham mƣu để ban hành VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh Phú Yên luôn đƣợc chú trọng và đƣợc xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng đƣợc đề cao và đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nhiều văn bản đã đƣợc ban hành để cụ thể hóa văn bản của Trung ƣơng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. Đặc biệt, Phú Yên có một số chính sách đặc thù để phát triển công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nhất là các VBQPPL về khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về đầu tƣ tại Phú Yên; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ về khoa học công nghệ, nhƣ: Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại Phú Yên; Quyết định số 1779/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai
63
thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 57/2015/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về xây dựng, quản lý và chính sách hỗ trợ thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại tỉnh Phú Yên…
Những văn bản này là hành lang pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế. Hiện tại Phú Yên có 2 khu công nghiệp, 01 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nhiều cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài đang đầu tƣ mạnh vào địa bàn tỉnh Phú Yên, đây là cơ sở quan trọng để Phú Yên dần thu hẹp khoảng cách với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nƣớc.
Về chính trị: nhiều VBQPPL đƣợc ban hành và là cơ sở để quản lý xã hội, ổn định tình hình chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Ví dụ nhƣ: Quyết định số 1885/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ tham mƣu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính; Nghị quyết số 70/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án tổ chức và xây dựng, huấn luyện hoạt động và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quy trình xử lý và giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Phú Yên.
Về xã hội: nhiều VBQPPL của CQĐP tỉnh Phú Yên là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý trật tự xã hội. Cụ thể là: Quyết định số 1791A/2011/QĐ-
UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 1987/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh quy định việc đánh số và gắn số nhà trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định 37/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa; Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
64
UBND tỉnh về việc ban hành nhóm Quy chế liên thông thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cƣ trú cho trẻ em dƣới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Những ƣu điểm trong công tác xây dựng VBQPPL của CQĐP tỉnh Phú Yên đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, làm cơ sở và tiền đề để quản lý nhà nƣớc hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của địa phƣơng.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm đã đạt đƣợc, VBQPPL của CQĐP tỉnh Phú Yên vẫn còn nhiều hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần có giải pháp khắc phục. Đó là:
- Nhiều văn bản của Trung ƣơng giao HĐND, UBND tỉnh quy định chi tiết, cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, nhƣng các cơ quan quản lý nhà nƣớc không ban hành, chậm tham mƣu ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với quy định hiện hành và ban hành không hết nhiệm vụ đƣợc giao. Trong đó có những văn bản Trung ƣơng có hiệu lực từ 4 đến 5 năm, các cơ quan chuyên môn mới tiến hành soạn thảo và tham mƣu ban hành. Điều này đã ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo điều hành kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vì không kịp thời cụ thể hóa để áp dụng những quy định mới, hoặc vẫn còn áp dụng những văn bản của HĐND, UBND mà phần căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực. Ví dụ một số trƣờng hợp sau:
+ Khoản 2, Điều 5 Thông tƣ liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nƣớc bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định: HĐND các địa phương căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư liên tịch này để ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của các bộ, ngành, địa phương, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư liên tịch này [40]. Tuy nhiên đến nay, HĐND tỉnh vẫn chƣa ban hành Nghị quyết để quy định cụ thể nhiệm vụ đƣợc giao.
65
+ Điểm a, Khoản 1, Điều 25 Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế về đánh số và gắn số nhà quy định trách nhiệm của UBND tỉnh: Căn cứ các nội dung của Quy chế này, ban hành quy định cụ thể về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn [10]. Tuy nhiên đến ngày 25 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh Phú Yên mới ban hành Quyết định số 1966/2011/QĐ-UBND để quy định chi tiết nhiệm vụ đƣợc giao của Bộ Xây dựng.
- Tình trạng ban hành VBQPPL, nhƣng không có nội dung QPPL và ngƣợc lại vẫn còn xảy ra, các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh từ năm 2014 trở về trƣớc ban hành dƣới hình thức văn bản hành chính…đã tác động không nhỏ đến hiệu lực pháp lý của văn bản, cũng nhƣ quy trình xây dựng VBQPPL không đƣợc áp dụng đúng loại văn bản và ngƣợc lại. Điển hình nhƣ một số trƣờng hợp sau:
+ Khoản 4, Điều 3 Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nhà nƣớc tỉnh Phú Yên quy định: Đối với việc tuyển dụng viên chức giáo viên, chỉ thực hiện việc tuyển dụng những thí sinh có bằng tốt nghiệp đào tạo cao đẳng (đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở), đại học hệ chính quy và xếp loại từ trung bình khá trở lên [33].
Tại Báo cáo thẩm định số 57/BC-STP ngày 21/4/2016 của Sở Tƣ pháp có nêu: Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005 quy định trình độ chuẩn được đào tạo giáo viên bậc mầm non, tiểu học có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, nên việc quy định dự thảo văn bản UBND tỉnh có bằng tốt nghiệp đào tạo cao đẳng đối với giáo viên bậc tiểu học là không phù hợp [26]. Tuy nhiên, khi thông qua và ban hành vẫn không điều chỉnh cho phù hợp.
+ Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh về việc tổ chức làm việc ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Quyết định quy định về các thủ tục hành chính đƣợc tiếp nhận, giải quyết vào ngày thứ 7 hàng tuần; việc bố trí cán bộ, chế độ chính sách và bảo đảm
66
điều kiện làm việc vào ngày thứ 7 [29]. Những nội dung quy định trên có chứa QPPL, nhƣng đƣợc ban hành dƣới hình thức văn bản hành chính.
+ Nghị quyết số 58/2012/NQ-HĐND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của HĐND tỉnh về việc đặt tên đƣờng ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân. Nghị quyết này không có nội dung chứa QPPL, tuy nhiên đƣợc ban hành dƣới hình thức VBQPPL.
- Các VBQPPL của HĐND về chính sách đặc thù để phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chính sách thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn tỉnh chƣa tƣơng xứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Một số vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh ở địa phƣơng chƣa có văn bản để điều chỉnh cho phù hợp; còn