Trách nhiệm chủ thể thảo luận, thông qua, ký ban hành văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền tỉnh phú yên (Trang 36 - 38)

Thảo luận, thông qua, ký ban hành văn bản là một giai đoạn quyết định cuối cùng để hình thành nên một VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh, là khâu cuối cùng trong quy trình xây dựng VBQPPL. Thẩm quyền ban hành VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh là thẩm quyền tập thể, nên việc thảo luận và thông qua tập thể là yêu cầu bắt buộc, còn việc ký ban hành là đại diện cá nhân có thẩm quyền ký thay mặt tập thể hoặc ký chứng thực văn bản để có giá trị pháp lý. Đây là giai đoạn thể hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, với sự tham gia đóng góp trí tuệ của tập thể trong việc xây dựng, ban hành VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh.

1.2.6.1. Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ dự thảo văn bản do cơ quan soạn thảo chuyển đến, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra hồ sơ, trong trƣờng hợp hồ sơ không đầy đủ, Văn phòng UBND tỉnh yêu cầu bổ sung hồ sơ. Luật năm 2004 và Luật năm 2015 quy định hồ sơ trình UBND cấp tỉnh là giống nhau, gồm: Tờ trình, dự thảo văn bản, báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và tài liệu khác có liên quan.

Văn phòng UBND cấp tỉnh trình hồ sơ dự thảo đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND quyết định việc đƣa ra phiên họp của UBND cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là ba ngày trƣớc ngày UBND họp.

Luật năm 2004 quy định văn bản đƣợc xem xét, thông qua tại cuộc họp UBND cấp tỉnh; Luật năm 2015 mở rộng hơn về hình thức xem xét, thông qua; ngoài việc quy định xem xét, thông qua tại cuộc họp thì tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch UBND quyết định phƣơng thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Việc mở rộng này là phù hợp, vì mỗi dự thảo đều xem xét thông qua tại cuộc họp sẽ mất nhiều thời gian để các thành viên tham gia dự họp, do UBND cấp tỉnh ban hành VBQPPL ngày càng nhiều, trong khi nhiều dự thảo văn bản có nội dung đơn giản, ít phức tạp thì có thể gửi hồ sơ đến từng thành viên để lấy ý kiến, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên để quyết định ban hành văn bản.

29

Trƣờng hợp văn bản đƣợc xem xét, thông qua tại cuộc họp UBND thì trình tự đƣợc thực hiện nhƣ sau: Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;đại diện cơ quan tƣ pháp trình bày báo cáo thẩm định; các thành viên UBND

thảo luận, góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo văn bản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh kết luận và các thành viên UBND biểu quyết thông qua dự thảo văn bản. Dự thảo văn bản đƣợc thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành. Chủ tịch UBND chỉ đạo Văn phòng UBND, cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến góp ý và thay mặt UBND ký ban hành văn bản.

1.2.6.2. Văn bản của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra của ban HĐND cấp tỉnh đƣợc phân công thẩm tra, Thƣờng trực HĐND chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo gửi đến các đại biểu HĐND. Luật năm 2004 quy định thời gian gửi hồ sơ dự thảo đến các đại biểu HĐND là 5 ngày, trƣớc ngày HĐND khai mạc kỳ họp, Luật năm 2015 quy định 7 ngày. Việc tăng thêm thời gian là phù hợp, giúp đại biểu HĐND có thời gian nghiên cứu, tham gia ý kiến góp ý để thảo luận có hiệu quả, đảm bảo tập hợp trí tuệ tập thể khi thông qua dự thảo văn bản.

Ngoài việc quy định hồ sơ dự thảo văn bản trình ra HĐND cấp tỉnh nhƣ Luật năm 2004, gồm: Tờ trình và dự thảo văn bản; báo cáo thẩm tra; ý kiến của UBND đối với dự thảo văn bản do cơ quan, tổ chức khác trình; các tài liệu có liên quan. Luật năm 2015 quy định bổ sung thành phần hồ sơ gồm: Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo văn bản do UBND cấp tỉnh trình; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND cấp tỉnh đối với dự thảo do ban của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trình; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

Việc bổ sung các thành phần hồ sơ trên làrất cần thiết và phù hợp, giúp các đại biểu HĐND có thêm ý kiến nhiều chiều, cũng nhƣ sự đồng thuận của các ý kiến góp ý để quyết định biểu quyết hoặc không biểu quyết khi thông qua dự thảo văn bản.

Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND quy định tại hai luật là giống nhau, đƣợc tiến hành theo trình tự sau đây: Đại diện cơ quan trình dự thảo

30

trình bày dự thảo nghị quyết; đại diện ban của HĐND đƣợc phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Sau khi thảo luận và đƣợc kết luận của chủ trì cuộc họp HĐND, Thƣờng trực HĐND chỉ đạo ban của HĐND đƣợc phân công thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản. Dự thảo nghị quyết đƣợc thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Chủ tịch HĐND ký chứng thực nghị quyết.

Nhƣ vậy, giai đoạn thảo luận, thông qua, ký ban hành có ý nghĩa rất quan trọng, là kết quả quyết định cuối cùng của cả một quy trình từ khâu đề xuất, chỉ đạo, phân công soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản và là sản phẩm chính thức đối với một văn bản đƣợc ban hành và áp dụng trên thực tế. Đây là một giai đoạn thể hiện trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền cao, mang tính quyết định đến chất lƣợng, tính khả thi khi đƣa văn bản áp dụng vào thực tiễn, vì các chủ thể tham gia thông qua dự thảo là những đại biểu ƣu tú, có năng lực và đại diện cho nhiều lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, nên đảm bảo đƣợc nhìn nhận từ nhiều chiều, đa dạng. Mỗi đại biểu có thẩm quyền biểu quyết thông qua có vai trò độc lập, gắn với trách nhiệm của mỗi cá nhân, đại diện cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và nhân dân của từng địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền tỉnh phú yên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)