Trách nhiệm chủ thể góp ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo cần có trách nhiệm nghiên cứu kỹ dự thảo văn bản, đối chiếu với các văn bản hiện hành có liên quan, tình hình thực tế ở địa phƣơng, để đƣa ra những ý kiến góp ý có chất lƣợng,

21

nhất là những ý kiến phản biện, trái chiều so với nội dung dự thảo văn bản nhằm giúp cơ quan thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có đƣợc những thông tin đầy đủ, toàn diện, tránh tình trạng góp ý qua loa, đại khái, không có trách nhiệm vì sự phát triển chung của địa phƣơng. Để thực hiện tốt công đoạn này, đòi hỏi mỗi chủ thể đƣợc lấy ý kiến góp ý phải phát huy hết vai trò, trách nhiệm, cũng nhƣ phát huy và tranh thủ ý kiến góp ý của tập thể cơ quan, tổ chức mình, bên cạnh đó phải bảo đảm thời hạn góp ý theo quy định. Cần lựa chọn đơn vị, ngƣời trực tiếp làm đầu mối thuộc cơ quan, tổ chức mình phải có năng lực, nhất là chủ thể am hiểu và chuyên trách về lĩnh vực văn bản điều chỉnh (Nếu có) hoặc chủ thể am hiểu về xây dựng VBQPPL, tránh tình trạng giao khoán cho một cá nhân góp ý cho xong việc.

Luật năm 2004 quy định thời gian của cơ quan đƣợc lấy ý kiến trả lời là 5 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản. Luật năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức đƣợc lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trực tiếp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản.

Ngoài việc quy định thời hạn trả lời ý kiến góp ý, Điều 7 Luật năm 2015 còn quy định đối với cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền đƣợc đề nghị tham gia góp ý kiến dự thảo VBQPPL chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến. Đây là điểm mới nhằm gắn trách nhiệm tham gia góp ý dự thảo văn bản khi nhận đƣợc đề nghị tham gia góp ý, tuy nhiên Luật không quy định chủ thể tham gia góp ý trong xây dựng văn bản của CQĐP cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm xử lý khi không góp ý, chậm góp ý, góp ý hình thức… dẫn đến chậm tiến độ ban hành văn bản và không đảm bảo chất lƣợng văn bản khi ban hành, nhất là đối với các cơ quan có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản, trực tiếp tác động khi văn bản đƣợc ban hành. Vì vậy không tạo đƣợc ý thức, trách nhiệm cao khi tham gia góp ý để thay đổi, chuyển biến, nâng cao chất lƣợng văn bản khi ban hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)