Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 59 - 63)

Kết quả phân tích mẫu quan trắc môi trường không khí giai đoạn 2017 – 2019 trên địa bàn thành phố cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí xung quanh, tuy nhiên nồng độ các chất đều có giá trị tăng dần qua các năm (mức tăng trung bình từ 1 – 2,5 lần) phản ánh mức độ ô nhiễm không khí đang có chiều hướng gia tăng, nếu không có sự bắt tay vào cuộc sớm của chính quyền địa phương đối với các vấn đề môi trường chung thì khả năng nguy cơ gây ONMT trên địa bàn thành phố là khó tránh khỏi.

Hiện trạng tiếng ồn: Kết quả đánh giá ô nhiễm tiếng ồn tại các điểm mẫu giám sát

Bảng 2.4. Đo tiếng ồn (dBA) các điểm giám sát môi trường không khí

TT Ký hiệu mẫu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 QCVN 26:2010/BTNMT 1 KK1 72,6 70,1 70,4 70 2 KK2 69,3 69,5 70,2 70 3 KK3 70,1 70,2 70,5 70 4 KK4 72,6 70,1 70,3 70 5 KK5 71,3 72,6 71,5 70

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên năm 2017 - 2019)

Hình 2.1. Biểu đồ đo tiếng ồn tại các điểm giám sát môi trường

Qua bảng 2.4 và hình 2.1, biểu diễn các giá trị thông số tiếng ồn, cho thấy hầu hết mức ồn vượt nhẹ QCVN 26:2010/BTNMT, tiêu điểm có vị trí tại khu vực chợ trung tâm và khu tái định cư Noong Bua cao hơn ngưỡng cho phép 1 – 1,02 lần. Tuy nhiên các mẫu đánh giá đều lựa chọn ở điểm tập trung đông dân cư, khu vực chợ nơi có mật độ giao thông, phương tiện giao thông đông đúc do đó mức ồn tương đối cao, vượt nhẹ quy chuẩn so sánh… Các điểm đánh giá không đại diện ô nhiễm tiếng ồn đầy đủ ở các vùng có mật độ giao thông thấp hơn.

2.2.2. Hiện trạng môi trường nước

* Hiện trạng môi trường nước mặt

Trên địa bàn thành phố có duy nhất sông Nậm Rốm và một số nhánh suối nhỏ của sông Nậm Rốm chảy qua địa bàn. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt giai

đoạn 2017 – 2019 cho thấy: Hàm lượng một số chất như DO; N-NO3; Coliform; N- NH4+… trong nước mặt là tương đối ổn định, nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên tại một số thời điểm các chỉ số COD; BOD5; DO lại vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 2 lần. Nguyên nhân dẫn tói nồng đô các chất tăng dần do tổng lượng nước công nghiệp, chăn nuôi và nước thải sinh hoạt của người dân đổ xuống sông Nậm Rốm tăng. Mặc dù hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đã vận hành, tuy nhiên còn một bộ phận dân cư sống ven sông, các chợ ven sông vẫn thải thẳng nước thải ra môi trường tiếp nhận là sông Nậm Rốm.

* Hiện trạng môi trường nước ngầm

Nước ngầm có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, sinh vật, là nguồn nước dự trữ không thể thiếu trong đất. Do đó tại khu vực đô thị hay nông thôn thì việc lựa chọn vị trí đổ thải, làm bể phốt, quy hoạch các vị trí các cơ sở sửa chữa, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học... nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, thu gom, xử lý nước thải, chất thải... thì các nguồn thải này sẽ ngấm vào đất tích tụ chất độc trong đất ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước ngầm.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm hàng năm cho thấy hàm lượng các chất trong nước ngầm như Fe, Mg, Hg, Asen, coliform, COD... đều nằm trong giới hạn cho phép, trên địa bàn thành phố chưa có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước ngầm.

2.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Điện Biên Phủ là đô thị loại III, theo đề án phát triển đô thị dự kiến đến 2020 đạt đô thị loại II. Trong cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị, đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng diện tích đất xây dựng đô thị phục vụ cho xây dựng các hạng mục hạ tầng giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, bố trí hệ thống cấp điện, quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch nghĩa trang... Trên thực tế, tại thành phố Điện Biên Phủ tỷ lệ đất dành cho cơ sở hạ tầng còn thấp (chiếm 2,27% đất đô thị) cơ cấu đất xây dựng hạ tầng chưa đáp ứng đủ thực tế đối với kết cấu hạ tầng đô thị, mức độ gia tăng dân số hàng năm...

Bảng 2.5. Kết quả phân tích nồng độ các chất trong môi trường đất

KH mẫu Thông số Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

QCVN03:2 015/BTNM T Đ1 As (mg/kg) 0,101 0,103 0,044 12 Pb (mg/kg) 27 18,9 20,7 70 Cu (mg/kg) 11,27 16,3 12,5 50 Tổng K20 % 0,125 0,108 0,121 Tổng P2O5 % 0,16 0,098 0,068 Tổng N % 0,121 0,098 0,124 pH 6,74 6,34 6,37

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên năm 2017 – 2019

Hình 2.2. Biểu đồ nồng độ một số chất trong đất

Kết quả phân tích bảng 25 và hình 2.2, cho thấy chất đất thuộc loại đất trung tính, tổng N, P, K giao động ở mức độ trung bình đến giàu và cơ bản ổn định qua các năm, hàm. Đối với các chỉ tiêu về kim loại nặng trong đất đều nằm trong giới hạn cho phép, thậm chí thấp hơn từ 2 – 7 lần mức cho phép, hàm lượng kim loại nặng trong đất nhỏ tạo điều kiện thúc đẩy sự hấp thụ trao đổi Nitơ trong đất của cây trồng và các vi sinh vật trong đất. Kết quả phân tích có thể kết luận môi trường đất thành phố tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w