1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường đô thị
* Khái niệm môi trường đô thị:
GS. TSKH Lê Huy Bá ( 2016), Bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP.HCM: “Môi trường đô thị là môi trường được giới hạn bởi vùng không gian, lãnh thổ, trong đó có sự tập trung cao về mật độ dân số, các hoạt động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và cuộc sống của thị dân, gắn liền với các nhu cầu của hoạt động kinh tế và xã hội hóa đô thị”.
* Đặc điểm của môi trường đô thị
- Được giới hạn bởi vùng không gian, lãnh thổ, tập trung cao về mật độ dân số, phát triển mạnh hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Tốc độ đô thị hóa làm thay đổi nhanh chóng các thành phần vật lý môi trường (hệ thống giao thông, công trình xây dựng dân dụng, công xưởng, nhà máy, khu du lịch, dịch vụ...)
- Con người can thiệp vào môi trường, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên, môi trường đô thị là môi trường không khép kín, không hoàn chỉnh.
1.1.2.2. Vai trò của môi trường đô thị
Theo vai trò của môi trường thì môi trường đô thị cũng có 4 vai trò chính: - Chứa đựng các thành phần môi trường cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người:
Chứa đựng cây xanh, tạo cảnh quan, cung cấp nguồn lương thực, chất đốt và cải thiện điều kiện sinh thái...
Lưu vực nước: Cung cấp nước; tạo nơi vui chơi, giải trí; điều hòa sinh thái; nuôi trồng thủy sản.
Các yếu tố nước, không khí, gió, nhiệt độ, năng lượng mặt trời:Hoạt động trao đổi chất được duy trì
- Chứa đựng chất thải do con người tạo ra: Các chất thải do con người tạo ra dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến chất phức tạp thành đơn giản và tiếp tục tham gia vào chuỗi chu trình sinh hóa. Tuy nhiên ngày nay, với tốc độ gia tăng dân số nhanh ở khu vực thành thị, quá trình đô thị hóa làm gia tăng không ngừng chất thải dẫn đến ở nhiều nơi chất thải trở nên quá tải, không phân hủy hết dẫn tới ONMT.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
Cung cấp các chỉ thị không gian, tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên (mưa bão, lũ lụt, động đất...) và nhân tạo.
Cung cấp và lưu giữ cho con người các cảnh quan sinh thái, tôn giáo, giá trị văn hóa, tinh thần; nơi nghiên cứu và lưu giữ các nguồn gen động thực vật...
- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài: Thành phần môi trường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đời sống con người tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
1.1.2.3. Phân loại môi trường đô thị
- Phân loại theo thành phần môi trường đô thị Môi trường đất đô thị
Môi trường nước đô thị Môi trường không khí đô thị Môi trường chất thải rắn đô thị - Phân loại theo quy mô đô thị Môi trường đô thị loại đặc biệt Môi trường đô thi loại I
Môi trường đô thị loại II Môi trường đô thị loại III Môi trường đô thị loại IV Môi trường đô thị loại V