Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 86 - 88)

về bảo vệ môi trường

Truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BVMT là nhiệm vụ quan trọng trong công tác BVMT nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng, góp phần đưa pháp luật BVMT vào thực tiễn đời sống. Giai đoạn 2017 – 2019, UBND thành phố đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông môi trường, kết quả cụ thể đạt được:

* Nội dung tuyên truyền

- Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, chương trình, chính sách pháp luật của UBND tỉnh, Sở TN&MT về BVMT. Tuyên truyền các ngày truyền thông môi trường như Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày ĐDSH, Giờ trái đất, tuyên truyền sử dụng hợp lý, tiết kiệm năng lượng bằng các hoạt động tắt thiết bị khi không cần thiết, hạn chế xả rác, túi nilon, tiết kiệm lương thực, thực phẩm...

- Chỉ đạo cấp phòng, đề nghị tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện các chương trình, cuộc vận động: “Đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Không thải rông gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà”, “Mỗi hộ gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh”…, phát động các phong trào thi đua “Thanh niên xung kích vì cuộc sống cộng đồng”, “Hành trình xanh”, Hội Phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Nói không với túi nylon khi đi chợ”, Hội Nông dân với phong trào thực hiện nền nông nghiệp sạch… góp phần thay đổi nhận thức và hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong mỗi người dân. Nhiều nơi đã lấy

kết quả thực hiện nhiệm vụ BVMT làm một trong những tiêu chí để đánh giá, bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.

* Hình thức tuyên truyền

- Ban hành 06 kế hoạch truyên truyền hưởng ứng các ngày truyền thông môi trường. Phối hợp với Sở TN&MT, Tỉnh đoàn Điện Biên, các tổ chức chính trị trên địa bàn tổ chức 06 buổi mitting thu hút 4.000 lượt người tham gia. Thực hiện dọn vệ sinh, khơi thông 5km các kênh mương, hai bên bờ sông Nậm Rốm...

- Phối hợp với Sở TN&MT tỉnh trong xây dựng chương trình phát sóng tài nguyên môi trường trên sóng truyền hình, phát 72 chương trình (36 phát thanh, 36 truyền hình), tuyên truyền, lập gửi danh sách các đối tượng cần cấp chứng chỉ nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu gửi Sở TN&MT tổ chức đào tạo tập huấn...

- Xây dựng mô hình phụ nữ tự quản, thanh niên xung kích vì môi trường tại các tổ dân phố hoạt động định kỳ 01 lần/tháng thực hiện dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng chăm sóc cây xanh, đổ rác đúng giờ quy định.

- 100% hộ của 07 phường trên địa bàn thành phố có nhà tiêu hợp vệ sinh. - Quy mô trường học đã vận động các trường học tổ chức 03 cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng để lựa chọn sản phẩm sáng tạo môi trường tham dự cuộc thi cấp tỉnh.

Hộp 2.7.Nhận xét những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tuyền thông môi trường trên địa bàn thành phố?

Bà Nguyễn Thị Luyến, Phó chủ tịch Hội phụ nữ thành phố nhận xét:

* Điểm mạnh:Các hoạt động truyền thông môi trường trên địa bàn được các cấp, ngành quan tâm, tích cực triển khai thu hút được lượng lớn thanh, thiếu niên và người dân tham gia, hưởng ứng. Hình thức truyền thông đa dạng, từ tuyên truyền trên thông tin đại chúng, tới tổ chức các cuộc thi, hình thành mô hình tự quản môi trường...

* Điểm yếu: Mặc dù công tác tuyên truyền tập huấn pháp luật BVMT đã tích cực được triển khai, song cũng có thể nhận thấy thành phố còn thiếu kế hoạch truyền thông cụ thể, các hoạt động truyền thông lớn hầu hết được lồng ghép thông qua các môi trường, các mô hình chưa thực sự đi sâu vào đời sống, chưa thực sự tạo được thói quen, nếp sống thân thiện môi trường trong cộng đồng, vẫn còn hiện tượng người dân thiếu ý thức, hành vi gây ONMT.

Thực hiện phát phiếu đánh giá với 20 cán bộ QLMT thuộc Sở TN&MT, UBND thành phố, các tổ chức chính trị về đánh giá mức độ đạt được đối với trách nhiệm QLMT của các tổ chức QLMT trên địa bàn thành phố, kết quả như sau:

Bảng 2.18. Mức độ đạt được đối với trách nhiệm QLMT của các tổ chức Tổ chức Mức đánh giá Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Chưa tốt UBND thành phố 3 15 2 UBND các xã, phường 1 16 3 Các tổ chức chính trị xã hội 11 9

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả

Kết quả phiếu cho thấy các tổ chức được khảo sát đối với trách nhiệm QLMT không có phiếu đánh giá rất tốt, chưa tốt, hầu hết các phiếu đánh giá đều ở mức khá tốt, riêng đối với các tổ chức chính trị xã hội được đánh giá chủ yếu ở mức tốt, cụ thể: UBND thành phố 10% mức trung bình, 75% mức khá tốt, 15% mức tốt; UBND các xã, phường 15% mức trung bình, 80% mức khá tốt, 5% mức tốt; Các tổ chức chính trị 55% mức tốt, 45% mức khá tốt. Như vậy có thể nói, về khách quan các cán bộ QLMT tự đánh giá chất lượng của hoạt động QLMT trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế, điều này phù hợp với những kết quả đánh giá về công tác QLMT ở các phần nội dung trên, do đó UBND thành phố cần sớm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLMT để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của toàn dân đối với chính quyền cơ sở trong lĩnh vực môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w