Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 74 - 80)

quan đến bảo vệ môi trường

* Xây dựng và quản lý công trình BVMT đã hoàn thành

- Trên địa bàn thành phố có 02 công trình BVMT được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, cả 02 công trình đều là cơ sở gây ONMT nghiêm trọng nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

Bãi rác Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ: Cách trung tâm thành phố

Hộp 2.3. Nhận xét công tác xây dựng, chỉ đạo chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống ô nhiễm, suy

thoái môi trường trên địa bàn thành phố

Ông Nguyễn Đăng Nam, Phó giám đốc Sở TN&MT thành phố cho biết:

Nhìn chung, công tác chỉ đạo chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ONMT, sự cố môi trường trên địa bàn thành phố đã cơ bản được quan tâm, sát sao thực hiện. Tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu đề ra, thành phố cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành triển khai nhiệm vụ, trước mắt cần xây dựng và sớm ban hành hệ thống văn bản QPPL về quản lý CTR, quản lý nước thải, khí thải và các chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ BVMT, tái chế, tái sử dụng chất thải... để các phòng ban, tổ chức chính trị và người dân có định hướng cụ thể thực hiện

7km, tồn tại hơn 20 năm, với tình trạng bãi rác quá tải gây ra các vấn đề ONMT nước thải, khí thải và ngày càng trầm trọng, bức xúc lớn trong nhân dân khu vực xung quanh, được quy hoạch đóng cửa từ 2014, đến tháng 6/2019 bãi rác mới chính thức dừng tiếp nhận rác. Công nghệ được nghiên cứu, áp dụng trong xử lý đóng cửa bãi rác được kết hợp nhiều giải pháp (đối với chất thải rắn sinh hoạt được chia từng lô chôn lấp, khử khuẩn, lu lèn và phủ đỉnh; đối với nước rỉ rác ứng dụng công nghệ yếm khí sinh học kết hợp hóa chất khử khuẩn, hệ thống xử lý nước rỉ rác có hệ thống thu gom khí rác, lọc khí trước khi thải ra môi trường giảm thiểu tối đa mùi hôi).... các công nghệ được áp dụng là phù hợp với đặc điểm địa hình khu vực, kinh phí triển khai thực hiện và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu xử lý rác quy mô lớn tại bãi rác Noong Bua

Dự án Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ:Trước 2018, nước thải từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ hầu hết chỉ được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể phốt hoặc xả thẳng ra môi trường mà nguồn nước tiếp nhận là hệ thống suối nhỏ và Sông Nậm Rốm đi qua thành phố, dẫn đến tình trạng ONMT nước nghiêm trọng tới sông Nậm Rốm. Năm 2010, tỉnh đã có chủ trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng, đáp ứng nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của người dân, hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm môi trường nước sông. Qua nghiên cứu, lựa chọn công nghệ, từ 2013 – 2019 Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ được xây dựng và đưa vào vận hành với tổng công suất xử lý 10.000 m3/ngày đêm, công nghệ áp dụng là công nghệ xử lý sinh học bằng hệ thống bể Aroten, nước thải sau khi xử lý với đầu ra đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Dự án đã đáp ứng giải quyết triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông, ô nhiễm mùi tới người dân.

- Xử lý chất thải y tế: Trên địa bàn thành phố có 04 bệnh viện cấp tỉnh đã được đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung phát sinh từ cơ sở, công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ AAO, đây là công nghệ hợp khối đúc sẵn bằng vật liệu Compozit bền trong môi trường kiềm và axit. Công nghệ có khả năng

phân giải hữu hiệu các chất đặc biệt khó phân giải, nước thải sau khi xử lý qua hệ thống AAO đáp ứng theo yêu cầu QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Đối với CTRYT được xử lý tập trung theo cụm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh theo công nghệ hấp ở nhiệt độ cao, kết hợp cắt nghiền chất thải để trở thành rác thải thông thường, xử lý rác thải tại bãi chôn lấp. Công nghệ hấp này được đưa vào ứng dụng đã giải quyết triệt để khói bụi phát sinh từ lò đốt rác 02 buồng trước đây, hoàn toàn đảm bảo VSMT, an toàn cho cộng đồng.

Bảng 2.12. Kinh phí triển khai công trình bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động

Đơn vị: Triệu đồng T T Tên dự án Kinh phí thực hiện Trung ương hỗ trợ Ngân sách địa phương Nguồn vốn khác Tổng kinh phí

1 Bãi rác Noong Bua thành

phố Điện Biên Phủ 20.000 20.000 40.000

2 Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ 26.100 210.765 (vay ODA) 51.158 (viện trợ không hoàn lại) 288.023

3 Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh

13.132 8.566 4.814 (tài

trợ JICA) 26.513 Dự án nâng cấp và cải tạo

hệ thống xử lý chất thải bện viện Y học cổ truyền tỉnh

2.635 2.150 4.785

Các công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thiện góp phần giải quyết đáng kể ô nhiễm môi trường nước, khắc phục đáng kể tình trạng xả thẳng nước thải không qua xử lý xuống sông Nậm Rốm (hiện nay chỉ còn một số khu chợ ven sông chưa có hệ thống thoát nước, nước thải còn tình trạng xả xuống sông); toàn bộ rác thải của thành phố được Công ty TNHH Môi trường Đô thị và Xây dựng thu gom, xử lý tại Nhà máy rác Điện Biên trên địa bàn xã Púng Min, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố 18km như vậy trong địa bàn thành phố không có khu tập kết, xử lý rác thải. Chất thải bệnh viện trên địa bàn thành phố được đầu tư hệ thống xử lý đồng bộ, được quản lý chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ xử lý chất thải đạt 98%, không xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường chất thải y tế.

- Xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật là chất thải nguy hại và được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại của Bộ TN&MT. Phục vụ công tác thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV, UBND thành phố đã xây dựng 52 bể thu gom đặt tại các vị trí thuận tiện (quy cách đặt bể từ 1 - 3 ha có 01 bể thu gom). Thành phố là nơi đầu tư nhiều nhất cho việc xây dựng bể thu gom thu gom bao gói thuốc BVTV hiện nay với quy mô 52 bể trong tổng 119 bể được xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh (chiếm 43,7%).

* Các công trình bảo vệ môi trường đang triển khai - Dự án đang triển khai:

Dự án Kè chống sạt lở và chỉnh trị dòng sông Nậm Rốm nằm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư từ 2003. Mục tiêu của dự án là công trình ngăn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, chống sạt lở 02 bên bờ sông Nậm Rốm, bảo vệ an toàn đời sống người dân và các công trình di tích ven sông, tạo quỹ đất phục vụ quy hoạch phát triển mở rộng đô thị.

“Chương trình đô thị miền núi phía Bắc” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 189 ngày 25/1/2014, các công trình triển khai trong dự án với mục tiêu thay đổi diện mạo trung tâm thành phố, cải thiện chất lượng môi trường nước suối quanh thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của nhân dân sống trên địa bàn.

Bảng 2.13. Tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trương đang triển khai Đơn vị: Triệu đồng T T Tên dự án Thời gian thực hiện Tổng kinh phí Tiến độ thực hiện

Đã hoàn thành Đang triển khai 1 Kè chống sạt lở và chỉnh trị dòng sông Nậm Rốm nằm trên địa bàn thành phố Điện Biên

Phủ

- Giai đoạn I 2003 – 2012 123.000 Đập tích nước; 3kmkè sông

Công viên sinh thái (dừng thực hiện do chưa có vốn)

- Giai đoạn II 2009 – 2018

Giảm đầu tư 200.000 -

82.000

Giảm khối lượng từ 6,74km – 1,499km 2 Chương trình đô thị miền núi phía Bắc

- Giai đoạn I 2015 - 2016 230.000 vét suối C13, nângCầu qua sông, nạo cấp 4,7km đường - Giai đoạn II 2017 - 2020 500.000

Hồ điều hòa tại Bệnh viện đa khoa

tỉnh; Cải tạo suối Hồng Lứu; mạng lưới điện chiếu sáng

Tái định cư phường Him Lam; xây dựng đường giao thông từ cầu A1 xuống cầu

C4...

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả

- Dự án đang trong giai đoạn thực hiện hồ sơ:

HĐND tỉnh Điện Biên đã thông qua Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 Thông qua Báo cáo tiền khả thi dự án “Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hi sinh tại chiến trường Điện Biên Phủ”, tổng diện tích sử dụng đất của dự án 5ha, tổng kinh phí 50 tỷ, thời gian triển khai từ 2019 – 2021, mục tiêu dự án nhằm đền ơn đáp nghĩa các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên chiến trường Điện Biên Phủ, tạo không gian xanh, thu hút khách tham quan du lịch nhằm phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại dự án chưa triển khai xây dựng do gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng, giải pháp trồng rừng thay thế, thay đổi phương án thiết kế… kinh phí dự án theo ước tính tăng tổng vốn lên 100 tỷ đồng.

Nhằm giảm tải phương tiện giao thông vận tải và giảm phát thải khí thải, UBND thành phố đã có chủ trương đề xuất triển khai mô hình sử dụng xe buýt với nguyên liệu là sử dụng khí gas được lưu thông trên các tuyến đường nội thành thành phố, mô hình dự kiến áp dụng theo lộ trình đến 2030 sẽ đầu tư 06 xe buýt và 01

trạm bơm cung cấp khí nguyên liệu. Việc sử dụng phương tiện công cộng với nguyên liệu là khí ga đã được nhiều thành phố, tỉnh thành trong cả nước áp dụng, khí gas nguyên liệu sau khi thải ra môi trường chỉ có CO2 và nước không gây ô nhiễm môi trường như sử dụng nguyên liệu là xăng, dầu diesel khi thải khí thải có CO2, nito, lưu huỳnh các chất này dễ ra môi trường dễ biến thành axit, gây ăn mòn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.

Nhìn chung, các công trình BVMT được xây dựng và sắp triển khai xây dựng có ý nghĩa thiết thực trong giải quyết các vấn đề môi trường, tạo cảnh quan xanh, ổn định về quỹ đất xong tiến độ xây dựng các công trình còn chậm, công tác quản lý của các ngành, các cấp còn buông lỏng gây thâm hụt về vốn đầu tư do đó các cơ quan chức năng cần sâu sát hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra năng lực và tiến độ thực hiện của các công trình để đảm bảo công trình được triển khai đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Là tỉnh miền núi, kinh tế ở mức tăng trưởng chậm gần nhất cả nước, ngân sách phụ thuộc hầu như hoàn toàn từ ngân sách cấp của Trung ương. Tuy nhiên từ những dự án kể trên có thể thấy thành phố là nơi được sự quan tâm, đầu tư nhiều nhất cho công tác BVMT, bước đầu thu hút được nguồn vốn tài trợ, vốn vay từ các tổ chức nước ngoài nhằm triển khai các dự án cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn. Song trong quá trình quản lý triển khai dự án đã có những bất cập, hạn chế, do đó thành phố muốn duy trì và cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư triển khai các công trình dự án phát triển đô thị, BVMT từ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ và vốn vay nước ngoài thì cần thiết phải thiết lập được lòng tin vào năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực, kiến thức khoa học kỹ thuật triển khai các công trình và tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong và ngoài nước tích cực tham gia hoạt động công tác BVMT thành phố.

- Kinh phí sự nghiệp môi trường: Hàng năm UBND thành phố được cấp 30 -40 tỷ tiền kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí cấp chỉ đáp ứng được 45 – 50% kế hoạch kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm được lập. Nguồn kinh phí được cấp hiện tại chủ yếu phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải, một phần nhỏ thực hiện nhiệm vụ QLMT như thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền giáo dục

pháp luật môi trường, không đủ nguồn chi để lập các chương trình, dự án môi trường theo kế hoạch hàng năm thành phố đã lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w