Tiếp tục quan tâm, phối hợp chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho phòng Tài nguyên và Môi trường; thường xuyên cập nhật, mở mới các khóa tập huấn nghiệp vụ đối với văn bản quy phạm pháp luật mới về môi trường có sự tham gia đầy đủ của các thành phần, tổ chức, cộng đồng dân cư.
Cử cán bộ, chuyên viên Sở phối hợp cùng UBND thành phố cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã, phường, cán bộ hội, đội, tổ chức chính trị xã hội của xã phường về các nội dung: pháp luật môi trường, quản lý chất thải rắn, quản lý môi trường không khí và giải pháp thu gom, phân loại rác thải tại nguồn...
Phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc thông qua đường dây nóng trên cơ sở có sự tham gia của UBND thành phố khi giải quyết các kiến nghị của người dân đối với ô nhiễm môi trường cục bộ trên địa bàn.
Đề nghị Sở trong quá trình xây dựng Kế hoạch BVMT, dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm có giải pháp hiệu quả để bảo vệ dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường của các địa phương với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho hoạt động BVMT tại địa phương.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về môi trường là một trong ba trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phát triển bền vững, thực tế đã chứng minh đặt đúng vị trí của BVMT gắn kết với quá trình quản lý điều hành của mọi ngành, mọi lĩnh vực đem lại hiệu quả cao, nâng tầm chất lượng đời sống vật chất tinh thần toàn xã hội, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Tiến trình đầu tư nâng cấp từ thành phố đô thị loại III lên đô thị loại II, với tầm nhìn phát triển đô thị trở thành thành phố du lịch - lịch sử với môi trường xanh sạch đẹp, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về môi trường đô thị đã được UBND tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm, bố trí mọi nguồn lực, vật lực thực hiện. Việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị đã thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị, chất lượng môi trường luôn được duy trì ở trạng thái ổn định, công trình cải tạo nạo vét kênh mương, lòng sông, đóng cửa, di dời bãi rác ra khỏi lòng thành phố đã giải quyết cơ bản các bức xúc môi trường trong cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình QLNN về MTĐT vẫn không tránh khỏi những tồn tại, yếu kém như:
Công tác ban hành văn bản quy phạp pháp luật về BVMT chưa mang tầm chiến lược, kế hoạch hành động lâu dài, chưa chủ động đề xuất khó khăn, vướng mắc trong thực thi văn bản pháp luật, thực tế trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều trường hợp ô nhiễm.
Công tác quản lý công trình, dự án của các ngành còn buông lỏng, chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới nhiều công trình dự án còn chậm tiến độ, chưa đáp ứng tối đa về chất lượng công trình.
Nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ BVMT của bộ phận người dân chưa cao chưa thực hiện nghiêm các quy định BVMT, chất thải chưa được thu gom, xử lý xả trực tiếp ra môi trường.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ hết các quy định của pháp luật BVMT, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các quy định trong kế hoạch BVMT, báo cáo ĐTM được phê duyệt.
Các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư chưa thực sự tham gia tích cực các hoạt động BVMT, các phong trào BVMT sau khi được phát động duy trì không thường xuyên, liên tục. Phổ biến giáo dục pháp luật môi trường vẫn mang tính hình thức, tiếp nhận thông tin mang tính chất một chiều nên các hoạt động BVMT chưa thực sự đi vào đời sống nhân dân...
Luận văn “Quản lý nhà nước về môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” nhằm đưa ra những số giải pháp hoàn thiện, khắc phục một phần tồn tại trong hoạt động QLNN về môi trường đô thị trên địa bàn thành phố, các giải pháp cụ thể được đề xuất gồm:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật BVMT đô thị - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT - Đầu tư và quản lý các công trình BVMT
- Cấp thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường
- Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; xúc tiến, tăng cường liên kế đầu tư thương mại.
- Khuyến khích, ưu tiên triển khai dự án công nghệ trong BVMT - Giảm thiểu tác hại môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, tuy nhiên với sự hạn chế về kiến thức lý luận và kinh nghiệm trong thời gian nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điên Biên” không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn học viên lớp cao học K27 để luận văn được hoàn thiện hơn.
1. Báo cáo số 419/BC-UBND ngày 05/12/2019 của UBND thành phố Điện Biên Phủ b/c tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2019, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020
2. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 13/2007/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn
3. Bùi Thị Thanh Hà (2018) “Pháp luật bảo vệ môi trường đô thị và thực tiễn thi hành trên địa bàn quận Hải Châu” của, Trường Đại học Luật - Đại học Huế 4. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu
6. Đỗ Hoàng Toàn (2004), Giáo trình Khoa học quản lý tập 1 , NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Hải Hà, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2016), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Hoàng Văn Tuân, (2017) “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” Học viện Hành chính Quốc gia
9. Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 10. Lê Huy Bá, 2016, Bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam, NXB Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh
11. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị
12. Nguyễn Đình Hương – Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Quản lý đô thị, NXB Thống kê 13. Nguyễn Lệ Quyên (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà
Năng”, Đại học Đà Nẵng
14. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. Quốc hội (2014), Luật số 55/2014/QH13 Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 23/6/2014
17. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020
18. UBND tỉnh Điện Biên (2014), Quyết định 1055/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 Về việc Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Điện Điên
19. UBND tỉnh Điện Biên (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên
20. UBND tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Điện Biên
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Kính thưa Ông/Bà:... Tôi là học viên Cao học khóa 27 Trường Đại học KTQD đang làm đề tại Luận văn Thạc sĩ với nội dụng: “Quản lý trường đô thị trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”. Để có số liệu hoàn đề tài rất mong Ông/Bà cho ý kiến nhận xét đánh giá về thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố hiện nay.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: ………Tuổi :… Giới tính: Nam; Nữ Chức vụ: ………Đơn vị:………
B. CÂU HỎI PHỎNG VẤN: I. Phỏng vấn lãnh đạo ngành
1. Đánh giá nguồn nhân lực quản lý môi trường nhằm thực thi pháp luật quản lý môi trường đô thị.
2. Đánh giá ưu và nhược điểm của việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.
3. Nhận xét công tác xây dựng, chỉ đạo chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn thành phố.
4. Đánh giá thực trạng việc đầu tư kinh phí cũng như nhu cầu thực tiễn về kinh phí triển khai các hoạt động quản lý môi trường đô thị.
5. Đánh giá ưu và nhược điểm trong công tác thanh, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.
6. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nhằm thực thị pháp luật quản lý môi trường đô thị.
trên địa bàn thành phố.
II. Khảo sát cán bộ quản lý môi trường
Đánh giá của ông/bà mức độ đạt được về trách nhiệm quản lý môi trường của các tổ chức quản lý môi trường trên địa bàn thành phố:
Tổ chức Mức đánh giá Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Chưa tốt UBND thành phố UBND các xã, phường Các tổ chức chính trị xã hội
PHIẾU KHẢO SÁT CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
(đề nghị anh/chị đánh dấu X vào ô lựa chọn, có thể lựa chọn nhiều đáp án)
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên:……….. Giới tính: Nam /Nữ Tuổi :……… Trình độ văn hóa:…… Địa chỉ: ………
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Theo anh/chị giải pháp mà chính quyền địa phương cần ưu tiên thực hiện để làm cải thiện chất lượng môi trường sống tốt hơn (lựa chọn X vào 01 đáp án):
TT Giải pháp làm cho môi trường tốt hơn Đáp án lựa chọn Tỷ lệ (%) 1 Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
2 Cải thiện hệ thống đường giao thông 3 Cải thiện hệ thống thoát nước
4 Tăng điểm đặt thùng rác và tăng tần suất thu gom rác
5 Thực hiện nghiêm quy định xử phạt CTR
2. Anh/chị có đề xuất gì cho chính quyền địa phương để quản lý môi trường tốt hơn trong thời gian tới:
... ... ...
Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh/chị!