Kinh nghiệm quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Lào Cai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 50 - 52)

Là một tỉnh miền núi, song Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội đặc biệt phát triển kinh tế dựa trên phát triển du lịch – cửa khẩu. Đứng trên quan điểm phát triển bền vững, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo hài hòa giữa phát triển mọi mặt kinh tế xã hội gắn với BVMT, cụ thể:

- Công tác QLNN lĩnh vực môi trường

Ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản QPPL chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác QLNN về BVMT. Văn bản ban hành đều dựa trên quan điểm: BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, góp phần quan trọng vào việc phát triển KTXH bền vững; BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, gia đình và mỗi người, phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu là chính kết hợp với xử lý ONMT, khắc phục suy thóa, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; BVMT là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài có tính đa ngành, đa lĩnh vực và liên vùng rất cao, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước, sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Triển khai 21 dự án thành phần trong đề án 10-ĐA/TU của tỉnh ủy Lào Cai, trong đó quan trọng nhất là đang triển khai dự án phân loại rác thải tại nguồn với 02 loại rác thải chính được phân loại là rác vô cơ và hữu cơ để tận dụng tài nguyên rác

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BVMT đến cộng đồng dân cư, tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu môi trường, sáng tạo giải pháp BVMT... thu hút đông đảo người dân, học sinh sinh viên tham gia, dần tạo thói quen, ý thức trách nhiệm BVMT

Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thẩm định cấp phép môi trường. Thành viên hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM đều do trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo sở ngành tham gia hội đồng. Lấy ý kiến thẩm định mang tầm nhận thức cao của lãnh đạo cấp ngành đối với môi trường.

- Công trình xử lý môi trường:

Đối với nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Lào Cai là 17.000m3/ngày đêm, hiện có 01 nhà máy xử lý nước thải 4.300m3/ngày đêm, thành phố đang triển khai xây dựng trạm xử lý với công suất 7.500m3/ngày đêm và lập Kế hoạch xây dựng tiếp các trạm xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải của thành phố

Chất thải y tế: Đối với CTRYT nguy hại được xử lý đạt 100% với các công nghệ hấp, sấy và đốt hiện đại, không ONMT; đối với nước thải y tế xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện, tỷ lệ xử lý đạt 98%

CTR công nghiệp: Khối lượng phát sinh 10.200 tấn/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn, tỉnh Lào Cai đã chấp thuận cho Công ty Việt Sơn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu xử lý CTR công nghiệp phát sinh.

Nước thải công nghiệp: Tại các khu công nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung; đối với các dự án đầu tư xây mới, trong quá trình thẩm định hồ sơ, yêu cầu 100% dự án xây mới phải áp dụng công nghệ xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường, ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường

Về khí thải: về phía tỉnh đã đầu tư lắp đặt 01 trạm quan trắc khí thải tự động lộ trình đến 2020 đầu tư tiếp 02 trạm. Về phía doanh nghiệp lộ trình đến cuối 2020 100% các cơ sở doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống QTMT tự động truyền dẫn số liệu về Sở TN&MT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w