thuộc tỉnh
Trên cơ sở Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường, bộ máy QLNN về MTĐT cấp thành phố được xây dựng, cụ thể:
Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về BVMT;
Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về BVMT; Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BVMT theo thẩm quyền;
Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác BVMT;
Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về BVMT;
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;
Phối hợp với UBND cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;
Chỉ đạo công tác QLNN về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã, phường; Chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh nếu để xảy ra ONMT nghiêm trọng trên địa bàn.
Bộ máy QLNN về môi trường đô thị trên địa bàn cấp thành phố trực thuộc tỉnh có thể khái quát bằng hệ thống sơ đồ như sau:
Hình 1.1. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn cấp thành phố
Nguồn: Nghiên cứu bộ máy tổ chức môi trường của tác giả
Trên địa bàn cấp thành phố, lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ QLMT được phân giao cho phòng TN&MT thực hiện nhiệm vụ QLMT chung, lực lượng cảnh sát môi trường Công an thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện hành
UBND cấp thành phố
Phòng TN & MT Công an cấp TP UBND xã, phường
vi vi phạm pháp luật môi trường và cán bộ địa chính xã, phường kiêm nhiệm QLMT trên địa bàn xã, phường. Các phòng ban thuộc UBND cấp thành phố quản lý làm công tác QLNN về BVMT mang tính kiêm nhiệm theo ngành dọc; các tổ chức chính trị xã hội phối hợp trong tuyên truyền, vận động hội viên tham gia BVMT.
Số liệu báo cáo công tác BVMT hàng năm cho thấy, riêng lĩnh vực môi trường, cán bộ thực hiện nhiệm vụ QLMT tại phòng Tài nguyên và Môi trường từ 2-3 cán bộ (1-2 cán bộ chuyên trách, 01 cán bộ kiêm nghiệm); trên địa bàn mỗi xã công tác QLMT được giao cho cán bộ địa chính – xây dựng (mỗi xã từ 01 – 02 người). Lực lượng CSMT tại các huyện có từ 3 – 5 cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường.