bàn thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025
Xây dựng hệ thống vă bản hướng dẫn QLNN về môi trường đô thị mang tầm chiến lược, kế hoạch dài hạn để định hướng nhiệm vụ BVMT xuyên suốt quá trình phát triển KTXH, gắn BVMT với hoạt động của các cấp ngành, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung.
Sử dụng có hiệu quả, trọng tâm trọng điểm nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và nguồn vốn xã hội hóa để triển khai các dự án, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường ưu tiên thực hiện giai đoạn 2020 – 2025.
Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ môi trường cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm nhiệm vụ QLMT trên địa bàn, tránh tình trạng đào tạo mang tính chất hình thức, trình độ không tương xứng với bằng cấp.
Hoàn thiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ QLNN về môi trường trên địa bàn thành phố theo hướng sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu cầu đề ra; xin cấp, bổ sung biên chế đối với địa bàn trọng điểm đáp ứng tối thiểu 2 cán bộ địa chính môi trường cấp xã, phường.
Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm hành chính môi trường, vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN, đảm bảo các quy định của pháp luật môi trường được thực thi vào đời sống.
Xác định BVMT đô thị không chỉ là trách nhiệm của cơ quan QLNN về môi trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội, nghĩa vụ của toàn dân, kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, toàn thể hệ thống tổ chức chính trị xã hội và tranh thủ hợp tác quốc tế về BVMT và PTBV
Triển khai quyết liệt quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với môi trường là tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ các giá trị của môi trường thì phải trả tiền, gây ONMT, suy thoái môi trường thì phải trả chi phí bồi thường, khắc phục, cải tạo, phục hồi môi trường.