Từ thực tế kinh nghiệm QLMT của các nước và của thành phố Đà Nẵng nói trên, đối với thành phố Điện Biên Phủ có thể rút ra được những bài học có giá trị trong công tác QLNN về MTĐT trên địa bàn như sau:
Thứ nhất, cần hoạch định một chiến lược QLMT đô thị hợp lý, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống pháp luật về MTĐT qua đó quy định cụ thể, rõ ràng, nghiêm khắc và thực thi ngay mà không cần có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Trong hệ thống văn bản PLMT hiện nay nhiều quy định còn thiếu cần được bổ sung và sửa chữa, trong đó quan trọng nhất là các quy định về thuế BVMT, kiểm toán môi trường, quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, chính sách cụ thể khuyến khích sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái.... do đó việc quy định rõ ràng và đầy đủ các công cụ kinh tế này sẽ là động lực để cơ quan quản lý và doanh nghiệp và người dân thực thi nghiêm quy định pháp luật BVMT.
Thứ hai, sử dụng công cụ kinh tế vào quản lý môi trường một cách hợp lý. Thuế được coi là công cụ bảo vệ môi trường hiệu quả nhất, nếu áp dụng triệt để có hiệu quả chính sách thuế trong BVMT sẽ đem lợi ích lớn đối với môi trường. Chính quyền cần áp dụng có hiệu quả chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong tái chế chất thải, cho phép giảm thuế, ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp xử lý chất thải, nước thải; tăng thuế suất đối với các chủ sử dụng phương tiện giao thông cũ, gây ONMT; ưu đãi thuế đối với chủ sử dụng phương tiện giao thông ứng dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm...
Với quan điểm QLMT trên nguyên tắc “người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục và bồi thường thiệt hại” cần quyết liệt triển khai quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, việc xử lý nghiêm, mạnh, đủ sức răn đe các trường hợp gây ô nhiễm tạo tâm lý thỏa mái, ý thức BVMT trong cộng đồng được tốt hơn.
Thứ ba, ưu tiên các công trình trọng điểm BVMT đô thị.
Các công trình, dự án trọng điểm BVMT được kể đến ở đây cần được triển khai và dồn toàn lực xây dựng đó là các công trình chống ONMT không khí; cải thiện môi trường nước các sông, cống thoát nước thải trong đô thị; công trình di dời
bãi rác thải gây ONMT đô thị đến cơ sở mới, hỗ trợ triển khai xây dựng bãi xử lý CTR theo công nghệ hiện đại ít ô nhiễm; nâng cao tỷ lệ che phủ cây xanh đô thị trên bình quân đầu người...
Thứ tư, thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất đai.
Giải pháp sử dụng có hiệu quả đất đô thị có thể được đưa ra ở đây là có chính sách di dời các cơ sở gây phát thải nhiều chất thải, ô nhiễm bụi, mùi, khí thải ra ngoài khu đô thị, quy hoạch các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy thành một khu xử lý riêng để hạn chế tiếng ồn, ô nhiễm không khí trong dân cư... có chính sách khuyến khích xây dựng các khu vui chơi, giải trí, xây dựng công viên tạo không gian xanh trong đô thị đặc biệt không giai xanh ven bên bờ sông Nâm Rốm.
Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, dân cư tham gia các tổ chức bảo vệ môi trường địa phương như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về BVMT đô thị; mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ BVMT và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽ tham gia xã hội hóa dịch vụ đô thị; lồng ghép giải quyết các vấn để môi trường với công tác xóa đói giảm nghèo, gắn kết lợi ích công tác BVMT với lợi ích của người dân; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với tổ chức, cá nhân làm công tác BVMT.
Thứ sáu, làm tốt công tác giáo dục BVMT đô thị trong ghế nhà trường.
Giáo dục cộng đồng về BVMT cần được đưa vào trường học với đủ các cấp học, chính các mầm non hôm nay sẽ là đối tượng làm thay đổi ý thức BVMT mai sau, do đó việc giáo dục ý thức của học sinh đặc biệt quan trọng, cần có chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường sẽ khuyến khích tư duy, sáng tạo trong học sinh tìm tòi giải pháp BVMT hiệu quả cho tương lai.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN