Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật bảo vệ môi trường đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 97 - 99)

Để hệ thống văn bản pháp luật BVMT đô thị được đưa vào hoạt động thực tiễn có hiệu lực, hiệu quả cao thì sự vào cuộc quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật BVMT của chính quyền thành phố là yếu tố then chốt, các giải pháp được đề xuất thực hiện như:

Nội dung chỉ đạo, hướng dẫn phải cụ thể, rõ ràng tránh tình trạng chung chung, hình thức, nội dung sát với tình hình thực tế và khả năng tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; hoạt động chỉ đạo phải gắn với công tác giám sát, kiểm tra và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện; thực hiện khen thưởng, xử phạt nếu có.

Xem xét cắt giảm các hạng mục, hoạt động chi không cần thiết để tăng mức chi ngân sách cho hoạt động BVMT, ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thu gom chất thải, mua sắm thiết bị phục vụ công tác QLMT.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về môi trường của các phòng ban, cán bộ công chức viên chức trên địa bàn để kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích tốt; chấn chỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính

Quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định lập, thẩm định, xác nhận môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn, nâng cao chất lượng hướng dẫn, thẩm định, xác nhận và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ góp phần thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính về QLMT.

Coi trọng quy trình tham vấn, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân chịu tác động bởi các dự án đầu tư triển khai trên địa bàn, xác nhận bằng văn bản trên cơ sở tổng hợp đầy đủ các ý kiến tham vấn yêu cầu chủ dự án thực hiện.

Xây dựng chính sách động viên, khích lệ để phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức tự quản môi trường xã, phường, tổ dân phố tham gia quản lý môi trường tại nơi sinh sống.

3.2.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kếhoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường

Hiện nay việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn thành phố chưa mang tầm chiến lược, kế hoạch hành động lâu dài, chưa mang tính thống nhất và gắn kết các ngành tham gia trong lĩnh vực QLMT, qua đó tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về MTĐT trên địa bàn. Việc hoàn thiện chiến lược, chính sách BVMT là cần thiết triển khai, cụ thể:

Tập trung xây dựng và ban hành đầy đủ theo hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định, Chỉ thị môi trường của Trung ương, UBND tỉnh trên cơ sở vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình địa phương. Cụ thể ban hành Kế hoạch quản lý rác thải nhựa, kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu; sản xuất sạch và tăng trưởng xanh...

Cụ thể hóa bằng văn bản thể hiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT, phát triển các dịch vụ môi trường. Phối hợp với các cấp, ngành liên quan trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật môi trường đặc biệt định mức các loại phí: thu gom chất thải rắn, khí thải, nước thải sinh hoạt...

Ban hành danh mục các chương trình, dự án được khuyến khích triển khai, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong công tác BVMT. Thực hiện tổng kết, đánh giá và có chính sách nhân rộng các mô hình phát điểm BVMT gắn với phát triển bền vững trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp.

Ban hành văn bản quy định nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban liên quan tạo sự liên kết giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm BVMT; xây dựng và ban hành văn bản quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm phổ biến liên quan đến ý thức trách nhiệm của người dân với môi trường và

phổ biến rộng rãi tại xã, phường, tổ chức chính trị xã hội (xử lý ô nhiễm bụi, tiếng ồn, hút thuốc không đúng nơi quy định, vi phạm quy định về quản lý chất thải rắn..)

Để giải pháp được triển khai thì UBND thành phố cần quyết liệt chỉ đạo các phòng ban đơn vị phối hợp chặt chẽ nghiệp vụ chuyên môn để định hướng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản phù hợp với thực tế. Quá trình ban hành và thực thi văn bản cần có đánh giá, tổng kết, xác định những tồn tại thiếu sót cần điều chỉnh thích hợp để định hướng QLMT thực sự đi vào đời sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w