Lịch sử thế giới ghi nhận lý luận về kiểm sốt nội bộ đã được hình thành và phát triển từ rất lâu, trải qua thời kỳ sơ khai đến hiện tại. Một trong những khái niệm đầu tiên được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra từ năm 1929. Kiểm sốt nội bộ được định nghĩa là một cơng cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác, đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Khái niệm mục tiêu của kiểm soát nội bộ được bổ sung vào năm 1936 khi Hiệp hội kiểm tốn viên cơng chứng Mỹ (AICPA) trình bày, mục tiêu của kiểm sốt nội bộ khơng chỉ nhằm bảo vệ tiền và các tài sản khác mà cịn đảm bảo số liệu kế tốn chính xác. Trải qua giai đoạn dài nghiên cứu và làm việc, đến năm 1992, Báo cáo COSO ra đời đã định hình khn mẫu lý luận về Kiểm sốt nội bộ một cách đầy đủ và hệ thống. Vào năm 2003, Liên đồn kế tốn Quốc tế đã ban hành chuẩn mực kiểm toán ISA 315. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa theo ISA 315 kế thừa quan điểm về kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO 1992. Như vậy, trải qua quá trình nghiên cứu kéo dài gần 100 năm (từ năm 1929 đến năm 2003), lý luận về kiểm soát nội bộ đã được xây dựng và phát triển một cách căn bản và sẽ tiếp tục thay đổi theo sự vận động của môi trường kinh doanh sau này.
Tại Việt Nam, lý luận về Kiểm soát nội bộ đã được đề cập và diễn giải tại các giáo trình lý thuyết kiểm tốn của các trường đại học. giáo trình Kiểm tốn tài chính của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội do GS.TS Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS Ngơ Trí Tuệ chủ biên, xuất bản năm 2012. Giáo trình đã trình bày kiểm
sốt nội bộ với 4 yếu tố cấu thành là mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Nội dung về các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong giáo trình Kiểm tón tài chính của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2012) có sự khác biệt so với những khái niệm sau này về kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 với 5 yếu tố cấu thành là mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, hoạt động giám sát.
Cho đến nay có khá nhiều các đề tài nghiên cứu, luận văn về kiểm soát nội bộ tại một tổ chức nhằm đưa ra giải pháp hoàn tiện kiểm sốt nội bộ tại tổ chức đó. Đối với đề tài nghiên cứu kiểm soát nội bộ tài sản, có thể kể đến 2 đề tài là “Hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản cố định của cục địa chất và khoáng sản Việt Nam” của tác giả Trần Minh Sơn (2009) và đề tài “ Hồn thiện kiểm sốt nội bộ tài sản cố định tại Tổng công ty vận tải Hà Nội” của tác giả Hoàng Mai Chi (2016). Đối với đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong quản lý tài sản cố định của cục địa chất và khoáng sản Việt Nam”, tác giả Trần Minh Sơn đã chỉ ra những vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp cơng lập, tác giả đã phân tích và đưa ra thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản cố định của Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản cố định của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đối với đề tài “ Hồn thiện kiểm sốt nội bộ tài sản cố định tại Tổng công ty vận tải Hà Nội”, tác giả Hoàng Mai Chi đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản cố định, chỉ ra đặc điểm của tài sản cố định ảnh hưởng đến kiểm sốt nội bộ; trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt nội bộ tài sản cố định của Tổng công ty vận tải Hà Nội và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm sốt nội bộ tài sản cố định tại Tổng cơng ty vận tải Hà Nội nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá các yếu tố kiểm soát nội bộ theo hướng tiếp cận theo rủi ro, các rủi ro đối với tài sản chưa được xác định rõ ràng gây nên những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm sốt nội bộ tài sản cố định cịn tương đối chung chung, chưa báM sát với rủi ro liên quan đến tài sản cố định.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về kiểm soát nội bộ được tác giả sử dụng việc phân tích những yếu tố cấu thành nên kiểm sốt nội bộ trong một doanh nghiệp, từ đó, tìm ra những nhược điểm, hạn chế của từng yếu tố và đưa ra giải pháp khắc phục. Đối tượng nghiên cứu của các đề tài tập trung vào kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định, là một phần của tài sản trong doanh nghiệp.
Từ quan sát và nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu tương tự, cao học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội – MBAMC” với những điểm khác biệt so với những đề tài nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản khác, cụ thể:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kiểm soát nội bộ tài sản tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TCMP Quân đội MBAMC. Đây là lần đầu tiên, có một luận văn nghiên cứu kiểm sốt nội bộ đối với tài sản tại MBAMC.
Loại hình Cơng ty AMC tại Việt Nam phần lớn là những công ty thực hiện duy nhất chức năng thu hồi nợ cho ngân hàng, ví dụ :VP AMC, Tech AMC…vv. Tuy nhiên đối với MBAMC ngoài chức năng thu hồi nợ như những AMC khác trên thị trường, cơng ty cịn thực hiện thẩm định tài sản và quản lý các tài sản của Ngân hàng. MBAMC cũng là đơn vị được thành lập với 100% vốn của MB, được sự chi phối và kiểm soát của MB. Những yếu tố này ảnh hưởng cơ bản tới nội dung nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản giữa MBAMC và những doanh nghiệp khác.
Như vậy, đề tài “Nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản tại Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội – MBAMC” là đề tài có phương pháp nghiên cứu tương tự với hầu hết những tác phẩm bàn về kiểm soát nội bộ đối với tài sản, tuy nhiên, đây là đề tài đầu tiên tiến hành nghiên
cứu tài sản trong một tổ chức là Công ty 100% vốn của Ngân hàng, hoạt động nhiều lĩnh vực bao gồm thu hồi nợ, thẩm định tài sản, quản lý tài sản như MBAMC.