2.3. Đặc điểm của tài sản có ảnh hưởng đến kiểm sốt nội bộ đối với tài sản trong
2.3.1. Khái quát về tài sản (khái niệm, phân loại, vai trò, )
nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung thì:
“Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm sốt và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.” [1]
Từ định nghĩa của tài sản đã thể hiện rõ vai trò của tài sản trong một doanh nghiệp. Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp và tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai đối với doanh nghiệp đó. Khái niệm lợi ích kinh tế trong tương lai cũng được trình bày cụ thể tại chuẩn mục kế toán Việt Nam số 01 như sau:
“Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác; c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.” [1]
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, tài sản được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Phân loại theo hình thái vật chất mà tài sản biểu hiện: Tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. Cụ thể :
“ Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.” [1]
Phân loại theo quyền sở hữu tài sản: Tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Cụ thể:
“ Tài sản của doanh nghiệp cịn bao gồm các tài sản khơng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai, như tài sản th tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể khơng kiểm sốt được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó cịn giữ được bí mật và doanh nghiệp cịn thu được lợi ích kinh tế.” [1]
Phân loại theo nguồn hình thành tài sản: hình thành từ các giao dịch, sự kiện góp vốn, mua bán …vvv. Cụ thể:
“Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.” [1]
Như vậy, Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp, có vai trị vơ cùng quan
trọng trong mỗi doanh nghiệp do là nhân tố tạo ra lợi ích trong tương lai của doanh nghiệp. Dựa trên các tiêu chí phân loại, tài sản được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau.