Vai trị và mục tiêu củakiểm sốt nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội – MBAMC (Trang 37 - 39)

2.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ

2.1.2. Vai trị và mục tiêu củakiểm sốt nội bộ

Kiểm sốt nội bộ đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và những người bên ngồi doanh nghiệp.

Kiểm sốt nội bộ có vai trị quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa rủi ro và gian lận trong doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ tốt giúp doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của CBNV đi theo định hướng của Công ty, gặp hái những mục tiêu đã đặt ra. Vai trị của kiểm sốt nội bộ có thể kể đến như: giúp ngăn ngừa sai phạm trong quá trình hoạt động, giúp phát hiện và sửa chữa kịp thời san phạm, giảm thiểu thiệt hại gây ra; giúp cho doanh nghiệp thực hiện được những chính sách, định hướng phát triển; giúp đảm bảo tài sản trong doanh nghiệp được an toàn.

Đối với những cá nhân bên ngoài doanh nghiệp, kiểm sốt nội bộ sẽ giúp đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính, bảo vệ quyền lợi của

cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ. Kiểm sốt nội bộ cịn cung cấp những thơng tin tài chính một cách kịp thời, hợp lệ, tuân thủ theo các yêu cầu pháp luật có liên quan.

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ theo COSO gồm mục tiêu chính:

Thứ nhất, kiểm sốt nội bộ nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động: Nhà quản trị luôn phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn (tiền, con người, vật tư), đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Kiểm soát nội bộ hướng đến giải quyết bài toán về sử dụng nguồn lực một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo lộ trình đề ra.

Thứ hai, kiểm soát nội bộ đảm bảo về độ tin cậy của thông tin: Thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của người sử dụng thông tin. Trong mỗi doanh nghiệp, quyết định của nhà quản trị bị chi phối phần lớn bởi thơng tin mà họ nhận được, vì vậy, để một quyết định quản lý là đúng đắn và phù hợp, kiểm sốt nội bộ phải đảm bảo về tính tin cậy của thơng tin trên các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị trong doanh nghiệp.

Thứ ba, Kiểm sốt nội bộ đảm bảo sự tuân thủ các luật lệ và quy định: Mỗi doanh nghiệp đề hoạt động trong một nền chính trị, thể chế nhất định và phải tuân thủ những quy định do chính phủ đưa ra nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Doanh nghiệp muốn tồn tại bắt buộc phải tuân thủ các luật lệ, quy định của pháp luật; hơn thế nữa, những quy định nội bộ trong doanh nghiệp cũng cần được tuân thủ nhằm định hướng hành vi của CBNV trong tổ chức đi theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Kiểm sốt nội bộ phải duy trì, kiểm tra việc tn thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn và phát hiện kịp thời các sai phạm và gian lận, đảm bảo sự tuân thủ luật lệ và quy định của mỗi CBNV.

Như vậy, mục tiêu của kiểm soát nội bộ là rất lớn, bao trùm các hoạt động trong doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Ba mục tiêu kể trên của kiểm sốt nội bộ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà quản trị trong doanh nghiệp cần xây dựng kiểm sốt nội bộ một cách hịa hợp, giúp cho việc quản lý doanh nghiệp được hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với tài sản tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội – MBAMC (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w