Khái niệm công chức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 27)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ

1.1.1.1. Khái niệm công chức ở Việt Nam

- Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Quy chế công chức như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định”.

- Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998: Những người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thể được gọi chung một cụm từ là “cán bộ công chức”.

- Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp …. trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Quốc hội, 2008, Điều 4 Khoản 2).

Từ đó khái niệm công chức có thể hiểu ngắn gọn là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.1.1.2. Đặc điểm công chức

- Công chức là người thực hiện quyền lực của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Công chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và được bảo đảm các điều kiện, quyền lợi để thực thi các nhiệm vụ được giao.

- Công chức là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tuyển dụng vào các VTVL phù hợp với năng lực, sở trường công tác. Công chức là người am hiểu pháp luật, trong quá trình thực thi pháp luật họ là người đưa ra các quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

- Công chức thực thi công vụ mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Công chức thực hiện công vụ mang tính thường xuyên, liên tục. Công chức hoạt động dựa trên các nguyên tắc nhất định, các hoạt động của công chức trong quá trình thực thi công vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị. Công chức thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình thì sẽ giúp xã hội ổn định, phát triển và ngược lại.

- Đội ngũ công chức có tính kế thừa và ngày càng được nâng cao về chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w