PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN
3.2.6.1. Hoàn thiện nội dung và tiêu chí đánh giá
Nội dung đánh giá cần căn cứ chủ yếu mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thông qua việc đối chiếu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức với một hệ tiêu chí xác định, đơn vị sử dụng công chức có thể thấy được năng lực, trách nhiệm, sự cống hiến cũng như đạo đức công vụ của người công chức. Qua đó xác định được tỷ lệ số lượng công chức được phân loại theo từng mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc đánh giá công chức dựa trên kết quả, khi xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá công chức cần phải đặt tiêu chí mức độ hoàn thành công việc là tiêu chí hàng đầu và quan trọng nhất. Tiêu chí và thang điểm đánh giá tổng quát: có thể dựa
vào những tiêu chí chủ yếu trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Nội dung, tiêu chí thành phần và thang điểm đánh giá công chức
Nhóm tiêu chí Số tiêu chí thành phần Số thang điểm đánh giá Điểm số
1. Kết quả công việc (đóng vai trò trọng tâm trongviệc đánh giá công chức)
2 - 4 tùy theo đối tượng đánh giá 11- 21 tùy theo đối tượng đánh giá 70
2. Thực hiện quy định, quy chế, nội quy công tác củaNhà nước và cơ quan
1 5 10
3. Thái độ, trách nhiệm với công việc và hiệu quảphối hợp
2 9 15
4. Điểm thưởng: dành cho công chức có số lượng công việc hoàn thành vượt trội và những khen thưởng đột xuất do lập thành tích xuất sắc, các sáng kiến, giải thưởng chuyên ngành, giải thưởng trong hoạt động phong trào
2 2 5
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn)
Các nội dung, tiêu chí đánh giá ngoài theo quy định của Luật Cán bộ, công chức cần phải chi tiết hóa cụ thể hơn cho từng đối tượng, từng vị trí và căn cứ trên bảng mô tả công việc của từng vị trí để đưa ra số điểm có độ chính xác cao, trong đó phân ra hai đối tượng là công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý.