CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ
1.2.2. Bộ máy quản lýcông chức của Sở Nội vụ
Bộ máy quản lý công chức gồm 03 bộ phận, cụ thể: Tập thể Lãnh đạo cơ quan; Người đứng đầu cơ quan; Bộ phận tham mưu quản lý công chức. Trong đó, mỗi bộ phận có trách nhiệm, thẩm quyền và yêu cầu về trình độ, năng lựckhác nhau, cụ thể:
- Bộ phận thứ nhất: Tập thể Lãnh đạo cơ quan
Tập thể Lãnh đạo cơ quan chỉ đạo việc ban hành các nội quy, quy chế, quy định và các văn bản về quản lý công chức; bàn bạc, quyết định các chủ trương về công tác cán bộ; quyết định một số nội dung về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý; trình cấp trên những vấn đề về cán bộ, công chức và công tác cán bộ, công chức theo thẩm quyền phân cấp; chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Bộ phận thứ hai: Người đứng đầu cơ quan:
định tuyển dụngcông chức theo thẩm quyền phân cấp; nhận xét, đánh giá, phân loại công chức, cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng bậc lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
Người đứng đầu cơ quan ban hành các chương trình, kế hoạch, nội quy, quy chế, quy định để quản lý công chức. Ban hành các quyết định về công tác cán bộ, công chức theo thẩm quyền phân cấp.
- Bộ phận thứ ba: Bộ phận tham mưu quản lý công chức.
Bộ phận tham mưu quản lý công chức có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Tập thể Lãnh đạo và Người đứng đầu cơ quan thực hiện các nội dung của quản lý công chức. Chủ trì xây dựng dự thảo nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vịvề quản lý công chức; tham mưu trong công tác quản lý và sử dụng biên chế, xây dựng cơ cấu ngạch công chức; thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức... Tham mưu, chủ trì xây dựng và trình cấp trên phê duyệt kế hoạch, quy hoạch công chức của cơ quan, đơn vị theo quy định.