Thi đua khen thưởng, kiểm tra, xử lý kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 38)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ

1.2.3.7. Thi đua khen thưởng, kiểm tra, xử lý kỷ luật công chức

- Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của công chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao.

Quy trình thi đua khen thưởng gồm 07 bước:

Bước 1: Phát động phong trào thi đua và hướng dẫn đăng ký thi đua. Bước 2: Đăng ký thi đua

Bước 3: Tổng hợp đăng ký thi đua và thông báo Bước 4: Tổ chức thực hiện và theo dõi

Bước 5: Tổng kết phong trào thi đua, đề nghị tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng Bước 6: Hội đồng thi đua khen thưởng họp xét

Bước 7: Quyết định tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng; đề nghị khen cao. - Xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích giáo dục công chức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức.

Công chức bị xử lý kỷ luật khi vi phạm các quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy trình xử lý kỷ luật gồm05 bước:

Bước 1: Thông báo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về xử lý kỷ luật Bước 2: Công chức viết bản tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật

Bước 3: Họp Hội đồng kỷ luật, đương sự trình bày bản kiểm điểm, Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật

Bước 4: Hội đồng kỷ luật báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về hình thức kỷ luật

Bước 5: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký quyết định kỷ luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w