Xây dựng kế hoạch,quy hoạch công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ

1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch,quy hoạch công chức

- Xây dựng kế hoạch công chức là đề ra các mục tiêu, định hướng về quản lý công chức, xây dựng lộ trình thực hiện, đưa ra các giải pháp thực hiện để đội ngũ công chức tại cơ quan ngày càng hoàn thiện hơn. Quy trình xây dựng kế hoạch công chức gồm 06 bước:

Bước 1: Xác định mục đích phân tích công việc của từng vị trí việc làm. Bước 2: Thu thập thông tin.

Bước 3: Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin.

Bước 4: Lựa chọn các phần việc mấu chốt để phân tích công việc. Bước 5: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Bước 6: Kiểm tra và đánh giá kế hoạch.

- Quy hoạch công chức là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị:

Phải đánh giá đúng công chức trước khi đưa vào quy hoạch về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khỏe, chiều chướng, triển vọng phát triển.

Phải đảm bảo phương châm “mở” và “động”, cụ thể: Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các cán bộ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Quy hoạch "động" là quy hoạch đựợc định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.

- Quy trình xây dựng quy hoạch công chức:

Một là: Rà soát đội ngũ công chức về chất lượng, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, công chức nữ, công chức dân tộc ít người....

Hai là: Đánh giá công chức về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khỏe, chiều chướng, triển vọng phát triển.

Ba là: Phân loại công chức theo chiều hướng phát triển: công chức có triển vọng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; côgn chức tiếp tục giữ chức vụ cũ; công chức cần đào tạo, bồi dưỡng thêm; công chức không đủ điều kiện giữ chức vụ hiện tại trong khóa tới...

Bốn là: Xác định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, cơ cấu, số lượng đưa vào quy hoạch.

Năm là: Xác định nguồn bổ sung công chức quy hoạch.

Sáu là: Rà soát, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đưa ra khỏi quy hoạch những công chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện qua lấy phiếu tín nhiệm hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w