Đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 37)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ

1.2.3.6. Đánh giá công chức

Đánh giá công chức là việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực công tác và khả năng thực hiện các mục tiêu đã đề ra của công chức. Đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, khó khăn. Cấp trên đánh giá cấp dưới, kết quả đánh giá, xếp loại công chức được sử dụng làm căn cứ quy hoạch các chức danh, quy hoạch

đào tạo và thực hiện khen thưởng.

Đánh giá công chức tập trung vào một số nội dung như: Năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và khả năng phối hợp trong thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, việc đánh giá công chức là lãnh đạo, quản lý còn căn cứ vào khả năng lãnh đạo, tập hợp, đoàn kết và kết quả của cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

Thẩm quyền đánh giá: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá đối công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình, bao gồm cả cấp phó của người đứng đầu. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đánh giá. Việc đánh giá công chức được chia thành 4 mức gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình đánh giá công chức gồm 05 bước: Bước 1: Công chức tự nhận xét, đánh giá.

Bước 2: Tập thể đơn vị tiến hành họp để nhận xét, đánh giá.

Bước 3: Bộ phận tham mưu công tác tổ chức tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Bước 4: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông báo kết quả đánh giá. Bước 5: Bộ phận tham mưu công tác tổ chức tiến hành lưu hồ sơ đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý công chức của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w