Nguyên tắc thực thi tín dụng cho vay của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 37 - 43)

hàng Phát triển

a. Tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam phải hướng tới hiệu quả kinh tế - xã hội

Đặc trưng của hoạt động kinh tế của Nhà nước là theo đuổi các mục tiêu KT- XH. Tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam phải là công cụ để thực hiện các mục tiêu KT-XH đó.

Mục tiêu trước hết mà tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam phải theo đuổi là thúc đẩy phát triển KT-XH trên hai giác độ: mở rộng vốn đầu tư xã hội và tăng hiệu quả chung cho nền kinh tế. Tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam thực hiện mở rộng vốn đầu tư xã hội theo hai cách: bổ sung thêm vốn nhà nước để thực hiện dự án; bảo lãnh để chủ dự án vay được vốn của ngân hàng thương mại.

Nhưng tăng trưởng và phát triển KT-XH không chỉ phụ thuộc vào quy mô vốn dành cho tín dụng cho vay nhiều hay ít mà quan trọng hơn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng lượng vốn đầu tư này. Nếu dự án sử dụng vốn tín dụng cho vay của Nhà nước có chất lượng kém, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoạt động thua lỗ... sẽ dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn vay tín dụng cho vay của Nhà nước, tức là hoạt động tín dụng cho vay của Nhà nước không có hiệu quả và ngược lại. Vì vậy hoạt động tín dụng cho vay của Nhà nước được xem là có hiệu quả chỉ khi nó cho vay các dự án hiệu quả. Hơn nữa, hiệu quả mà tín dụng cho vay của Nhà nước

tại NHPT Việt Nam hướng đến hiệu quả KT-XH không chỉ được xem xét ở hiệu quả cá biệt từng dự án mà phải được xem xét trên bình diện nền kinh tế quốc dân. Đối với nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của tín dụng cho vay là khoản tín dụng đó phải có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Đối với NHPT Việt Nam, hiệu quả của tín dụng cho vay của Nhà nước chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động hiệu quả của bản thân ngân hàng, tức NHPT Việt Nam thu được nợ gốc và lãi đúng hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHPT Việt Nam là việc NHPT Việt Nam cùng các đối tượng khác trong quan hệ tín dụng và các cơ quan chức năng chủ động tìm ra giải pháp để bên cho vay hạn chế tới mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, hạn chế rủi ro và bảo toàn được nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ bên đi vay vốn sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay có hiệu quả, có lợi nhuận càng cao càng tốt và hoạt động của các dự án đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển KT- XH của đất nước.

Như vậy, áp dụng nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam là hoạt động tín dụng phải hướng tới một tập hợp các lợi ích mang lại cho nền kinh tế và các chủ thể tham gia, bao hàm cả khía cạnh kinh tế và xã hội xét trên phương diện vĩ mô và vi mô; cả hiệu quả đối với nền kinh tế, đối với tổ chức thực hiện tín dụng cho vay của Nhà nước và đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng cho vay của Nhà nước.

b. Huy động và sử dụng vốn theo quy định của Nhà nước

Vốn cho vay theo chính sách của nhà nước thường có lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn huy động cũng phải có lãi suất thấp hoặc phải được Nhà nước bù đắp chênh lệch lãi suất. Vì NSNN không dư dả nên Chính phủ phải kiểm soát chặt tổng khối lượng vốn có thể đem cho vay cũng như tổng lượng bù chênh lệch lãi suất. Do đó ngoài tổng lượng vốn Nhà nước cấp, vốn viện trợ, ủy thác, khối lượng vốn huy động, hình thức vốn huy động của NHPT Việt Nam phải được Nhà nước phê chuẩn. NHPT Việt Nam chỉ được cho vay các đối tượng được Nhà nước quy định. Cụ thể, theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thì hiện tại NHPT Việt Nam chỉ được cho vay ĐTPT đối với các dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực sau:

- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giao thông, cấp nước, xử lý chất thải, nhà ở khu công nghiệp, xây dựng bệnh viện, trường học, cơ sở làng nghề;

- Các dự án chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, giống, cơ sở phát triển thuỷ,hải sản;

Các dự án chế biến sâu từ quặng (phôi thép, nhôm, một số kim loại khác), sản xuất động cơ, thuốc, phương tiện vận tải, thuốc, phân bón, thuỷ điện…

- Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn...

- Các dự án cho vay theo hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư của Chính phủ ở nước ngoài.

c. Hoạt động tín dụng cho vay tại NHPT Việt Nam phải đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm

Như mọi tổ chức kinh tế khác, NHPT Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn có chất lượng cao và chi phí thấp. Chính vì thế, trong tổ chức thực hiện tín dụng cho vay của Nhà nước tại NHPT Việt Nam, ngoài việc phải đảm bảo thực hiện thủ tục đầu tư theo pháp luật, còn phải được tổ chức theo hướng cải cách thủ tục, tinh gọn biên chế, nâng cao chất lượng kiểm soát việc sử dụng vốn cho vay, thu hồi đủ vốn và chi phí thực hiện tín dụng thấp... sao cho nguồn vốn tín dụng của Nhà nước được sử dụng hiệu quả nhất. Muốn vậy NHPT Việt Nam phải có cơ cấu hợp lý vừa mang tính chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng, vừa phải có các bộ phận chức năng phù hợp với một tổ chức của Nhà nước. Cán bộ của NHPT Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng, vừa phải có đạo đức và trách nhiệm của một công chức. Yêu cầu này đòi hỏi phải có chế độ, chính sách phù hợp với họ.

Ngoài ra, để đảm bảo tín dụng nhà nước được thực hiện đúng mục đích, NHPT Việt Nam còn phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý tài chính và đầu tư của Nhà nước như Bộ Tài chính trong lĩnh vực sử dụng tài chính nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch tín dụng đầu tư, Ngân hàng nhà nước về các mặt nghiệp vụ ngân hàng...

1.2.3.Quy trình thực hiện tín dụng cho vay của Nhà nước ở Ngân hàng Phát triển

a. Xác định nguồn vốn tín dụng cho vay

Nguồn vốn NHPT Việt Nam được phép sử dụng để cho vay đầu tư là:

- Vốn điều lệ. Hiện tại NHPT Việt Nam có 10.000 tỷ đồng nhưng phải cân đối cho cả ba nhiệm vụ là cho vay đầu tư trong nước, cho vay nước ngoài và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dù NHPT Việt Nam không phải dự trữ bắt buộc như các ngân hàng thương mại, nhưng so với nhu cầu, vốn điều lệ của ngân hàng còn quá nhỏ bé.

- Vốn NSNN cấp cho các chương trình, mục tiêu của Chính phủ. Nguồn vốn này có ưu thế ổn định được kế hoạch hoá chặt chẽ nhưng việc giải ngân không những phụ thuộc vào khả năng chi trả theo thời điểm của NSNN, mà còn phụ thuộc vào tiến độ triển khai thực hiện chương trình của đối tượng vay vốn. Hơn nữa, nguồn vốn này chỉ được cho vay theo mục đích hẹp, nhiều chương trình thực hiện không hiệu quả nên NHPT Việt Nam cũng chịu hậu quả theo.

- Vốn huy động. Chính phủ cho phép NHPT Việt Nam được phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu NHPT Việt Nam, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động cho vay. Ngoài trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh có khối lượng lớn, các hình thức huy động qua NHPT Việt Nam thường không mang lại kết quả mong đợi do lãi suất huy động thấp.

- Vốn vay các tổ chức tài chính của Nhà nước như Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội. Các khoản vay này khá lớn do NHPT Việt Nam được Nhà nước bảo trợ nên là đối tượng đi vay có tin nhiệm cao.Ngoài ra, NHPT Việt Nam có thể vay các tổ chức tài chính khác nhưng khối lượng hạn chế.

b. Điều kiện cho vay vốn

*. Đối với dự án: NHPT Việt Nam chỉ cho vay các dự án đủ điều kiện sau: - Thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bảo lãnh tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư.

- Được lập và trình duyệt theo quy trình hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. - Có hiệu quả về tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của dự án. Dự án đã được NHPT Việt Nam thẩm định.

- Đối với chủ đầu tư: Ngoài các yêu cầu đối với nhà đầu tư thông thường, để vay được vốn tín dụng của NHPT Việt Nam, chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện:

- Có vốn tự có tối thiểu bằng 15% tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định của dự án.

- Có năng lực và uy tín với NHPT Việt Nam.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của NHPT Việt Nam. c. Thời hạn, khối lượng và lãi suất cho vay

- Thời hạn cho vay: NHPT Việt Nam cho vay theo thời hạn khá dài (tối đa là 144 tháng và dự án đặc biệt có thể vay tới 180 tháng) với khoảng thời gian ân hạn thông thường từ 1-2 năm. Đối với dự án cây ăn quả thời gian ân hạn được phép là khoảng thời gian từ khi trồng mới đến khi khai thác lần đầu.

Lãi suất cho vay do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định theo từng thời kỳ và có thể điều chỉnh trong quá trình vay theo quyết định của Chính phủ.

Mức cho vay tối đa là 70% tổng vốn đầu tư tài sản cố định của dự án được duyệt. Thẩm định dự án đầu tư

NHPT Việt Nam chỉ cho vay sau khi đã thẩm định kỹ dự án đầu tư và năng lực của chủ đầu tư theo đúng nghiệp vụ chuyên môn. Thậm chí NHPT Việt Nam còn có thể thẩm định lại khi dự án có thay đổi so với quyết định đầu tư đã được phê duyệt hoặc dự án chậm triển khai quá 12 tháng kể từ khi thẩm định xong lần đầu.

Lập hợp đồng tín dụng, giải ngân và giám sát sử dụng vốn vay

Sau khi thẩm định, nếu dự án và chủ đầu tư đủ điều kiện cho vay, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc các chi nhánh của NHPT Việt Nam được uỷ quyền) ra quyết định cho vay gửi thông báo cho chủ đầu tư về mức vốn cho vay, đồng tiền cho vay và trả nợ, lãi suất, mục đích, thời gian sử dụng vốn... Nhận được thông báo cho vay, chủ đầu tư hoặc đại diện pháp lý phải ký hợp đồng tín dụng với NHPT Việt Nam. Tiếp theo NHPT Việt Nam sẽ thông báo kế hoạch giải ngân cho dự án trên cơ sở đề

nghị của chủ đầu tư, tiến độ thực hiện dự án và khả năng cân đối của NHPT Việt Nam. NHPT Việt Nam có trách nhiệm giải ngân theo cam kết và thực hiện giám sát sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Quyết toán, thu nợ và lãi vay

Khi hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ Tài chính. NHPT Việt Nam kiểm tra, xác nhận tổng số vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã cho vay, số dư nợ và số lãi phát sinh gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán đầutư.

NHPT Việt Nam thu nợ và lãi theo hợp đồng tín dụng. Nếu trả chậm, chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay .

Xử lý rủi ro

Với nhiệm vụ tài trợ cho đầu tư các dự án phát triển thông qua các hình thức tín dụng, NHPT Việt Nam phải đảm bảo an toàn về vốn và tín dụng, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy đến với hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu, yêu cầu đối với tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Trước hết NHPT Việt Nam phải phân loại và đánh giá các loại rủi ro khác nhau, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tài chính (hay rủi ro phá sản), rủi ro hệ thống, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường... Thường NHPT Việt Nam quan tâm đến các rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng

Đây là loại rủi ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay lãi khi khoản nợ đến hạn. Để tránh rủi ro này cần thẩm định kỹ càng các dự án trước khi cho vay.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng huy động vốn, khả năng chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không phải chịu tổn thất do nguyên nhân giá

cả. Điều này cực kỳ quan trọng vì hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, khi đến kỳ giải ngân hoặc trả nợ vốn đã huy động mà không có đủ vốn sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các cam kết, dẫn đến mất khả năng thanh toán, bị khởi kiện hoặc đổ vỡ… Để phòng tránh phải sắp xếp các tài sản tài chính hợp lý, lập quỹ dự phòng rủi ro thanh khoản và thiết lập quan hệ đối tác cần thiết.

Rủi ro kỳ hạn

Rủi ro kỳ hạn phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa khoản vốn huy động và khoản cho vay. Với đặc điểm tập trung vào cho vay đầu tư trung và dài hạn nên để phòng tránh rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, NHPT Việt Nam phải tính toán, phân tích rất kỹ lưỡng, khoa học dựa trên tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, các khoản trả nợ vốn vay được chia làm nhiều lần nên việc đánh giá khả năng thu hồi vốn để kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động và cho vay theo kỳ hạn là đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w