Các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 79 - 82)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Chính sách phát triển tín dụng cho vay của Nhà nước còn quy định nhiều bất cập điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh cụ thể:

Đối tượng cho vay không nhất quán, dàn trải xuất phát từ sự điều chỉnh liên tục các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Các chiến lược này làm thay đổi trọng tâm ưu tiên phát triển dẫn đến thay đổi đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, khi thì đối tượng cho vay dàn trải, khi thì bị thu hẹp lại. Mặt khác, định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài cũng thường hướng tới mục tiêu xã hội mà chưa thực sự quan tâm sâu đến hiệu quả của dự án. Trong khi đó, xét trên một góc độ nào đó, việc ưu tiên cho vay không có nghĩa là cứ phải mang vốn đến các vùng, các ngành khó khăn bởi vì sự phát triển mạnh của một ngành kinh tế luôn có tác dụng lôi kéo các ngành khác phát triển theo.

Cơ chế lãi suất cho vay và đồng tiền cho vay chưa hợp lý. Quy định hiện tại theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP chưa tạo sự chủ động cho NHPT trong việc quyết định lãi suất cho vay, do đó hạn chế sự linh hoạt trước diễn biến của thị trường, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn khủng hoảng như từ năm 2008 đến nay; do đó có những thời điểm lãi suất ưu đãi TDĐT của Nhà nước cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường, chưa thực sự phản ánh đúng tính chất ưu đãi của Nhà nước, tác động tới số cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước. Đồng tiền cho vay và trả nợ chỉ thực hiện cho vay bằng đồng nội tệ (VND) là chưa thực sự phù hợp với thực tế; hiện tại, NHPT vẫn đang huy động và cho vay bằng ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các dự án vay ngoại tệ nhập khẩu thiết bị theo cơ chế trước đây; NHPT cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện một số dịch vụ trong lĩnh vực ngoại hối (dịch vụ huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ).

Tỷ lệ trích quỹ dự phòng rủi ro không phù hợp. Theo quy định thì mức trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được quy định tại cơ chế tài chính của NHPT là 0,5% trên

dư nợ bình quân cho vay TDĐT, TDXK. Điều này chưa thực sự hợp lý trong khi đó đối với NHTM thì việc trích dự phòng rủi ro được trích theo phân loại dư nợ, đối với nợ nhóm 1 tỷ lệ này là 0% nhưng đối với nợ nhóm 5 tỷ lệ trích này là 100%.

Quy trình xử lý rủi ro còn phức tạp, thẩm quyền xử lý rủi ro của NHPT còn bị hạn chế NHPT Việt Nam chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. NHPT cũng không được tự quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro mà phải trình Thủ tướng quyết định. Trình tự thủ tục khoanh nợ, xoá nợ cho các dự án gặp rủi ro ở Chi nhánh NHPT Cao Bằng phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều cấp nên nợ xấu của nhiều dự án chậm được xử lý, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh càng cao.

Thứ hai: Do đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh phát triển chậm, môi trường đầu tư, kinh doanh kém hấp dẫn. Trong nhưng năm qua, tỉnh Cao Bằng đã không ngừng lỗ lực, tập chung mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy đã đạt được những thành tự đáng khích lệ nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì tỉnh Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm. Trước đây, so với các tỉnh khu vực như Bắc Kạn, Hà Giang thì Cao Bằng được đánh giá có nền kinh tế phát triển cao hơn nhưng những năm gân đây thì lại kém phát triển và tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Nguyên ngân của sự kém phát triển là do môi trường đầu tư kinh doanh kém hấp dẫn, không mang lại hiệu quả cao so với các tỉnh khác. Bên cạnh đó thì chính sách khuyến khích đầu tư chưa thực sự tạo động lực để các nhà đầu tư lớn thực hiện đầu tư tại tỉnh.

Thứ ba: Trình độ năng lực hoàn thiện hồ sơ dự án, tổ chức triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp còn hạn chế. Quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư chưa tốt. Nhiều dự án đầu tư triển khai chậm các thủ tục xây dựng cơ bản như thiết kế dự toán, tổ chức đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng… dẫn đến kéo dài thời gian thi công, làm tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến công tác giải ngân và hiệu quả của dự án. Năng lực của doanh nghiệp chưa cao, trình độ kỹ thuật và quản lý còn nhiều hạn chế, có những doanh nghiệp có có trình độ quản lý dự án hạn hẹp trong khi quy mô dự án lớn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu đội ngũ giúp việc

có năng lực chuyên môn, năng lực kinh doanh… Do đó khi dự án đi vào sản xuất vận hành kém dẫn đến không phát huy được hiệu quả như khi tính toán trong dự án đầu tư. Có doanh nghiệp không kiểm soát được luồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng chủ đầu tư không đảm bảo được các nguồn vốn khác tham gia đầu tư dự án như trong quyết định đầu tư, vốn tự có ít, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài dẫn đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp còn cao, đặc biệt trong điều kiện có sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh làm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng.

Thứ tư: Ý thức của chủ đầu tư trong việc quản lý và sử dụng vốn vay của Nhà nước còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại sự ưu đãi của Nhà nước nên chưa chủ động sáng tạo trong kinh doanh, một số chủ đầu tư thiếu kiến thức về kinh tế - kỹ thuật, trách nhiệm với đồng vốn chưa cao,… do đó không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, tổ chức bộ máy thực hiện cho vay chưa đáp ứng yêu cầu; sự phân công, phối hợp tác nghiệp giữa các phòng nghiệp vụ còn bất cập, chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ trong các khâu.

Thứ hai, trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp cao; phần lớn cán bộ chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, thiếu biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý vốn vay. Chưa thực hiện thường xuyên theo dõi mọi biến động dư nợ của dự án; không nắm chắc quy trình luân chuyển dòng tiền của khách hàng.

Thứ tư, hệ thống thông tin quản lý còn yếu kém, bất cập; hạ tầng công nghệ thông tin lạc hậu. Chưa xây dựng trung tâm dữ liệu thông tin về khách hàng, chưa thiết lập được cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, DAĐT vay vốn, dẫn đến sự thiếu hụt thông tin về khách hàng khi thẩm định, theo dõi quản lý tín dụng.

Thứ năm, hệ thống quản trị rủi ro chưa được hình thành đồng bộ, mang tính chuyên nghiệp; chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro chuẩn trong quá trình quản trị rủi ro.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 79 - 82)