Chi nhánh Ngân hàng phát triển Cao Bằng thành lập trên cơ sở từ tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngày 19/5/2006.
Gần 15 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức Chính trị - Xã hội, tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh NHPT Cao Bằng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh.
Trải qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ, hiện nay NHPT Cao Bằng đã tạo được uy tín của mình với khách hàng và đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tạo nền tảng cho NHPT Cao Bằng phát triển trong những năm tiếp theo.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Cao Bằng
Tại thời điểm thành lập Chi nhánh NHPT Cao Bằng, tổng dư nợ của Chi nhánh là khoảng 482 tỷ đồng. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 35 tỷ đồng, dư nợ dài hạn là 447 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh mới đạt 50 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các TCKT có quan hệ tín dụng với Chi nhánh.
Về cơ sở vật chất: Trụ sở được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 1998 và được cải tạo nâng cấp năm 2018. Công trình đảm kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và đáp ứng được yêu cầu phát triển của Chi nhánh, tăng vị thế của Ngân hàng Phát
triển, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất các tổ chức, doanh nghiệp bạn hàng và nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, khẳng định sự phát triển ngày càng bền vững của Chi nhánh, sẵn sàng cho các bước phát triển và hội nhập của hệ thống. Ngoài ra còn có các trang thiết bị được trang bị đầy đủ tạo điều kiện để phục vụ cho quá trình triển khai nghiệp vụ của Chi nhánh được tiến hành thuận lợi.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cao Bằng có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ: + Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Tín dụng; + Phòng kế toán;
+ Phòng hành chính và Quản lý nhân sự; + Phòng Kiểm tra (thành lập tháng 1/2010).
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của Chi nhánh NHPT Cao Bằng
Phó Giám đốc Phòng HC và QLNS Giám đốc Phòng Kế toán Phòng Kiểm tra Phòng Tổng hợp Phòng Tín dụng
Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh tại thời điểm 31/12/2019 là 27 cán bộ, trong đó trong biên chế là 24 đồng chí, hợp đồng khoán gọn là 3 đồng chí. Đa số các đồng chí cán bộ có trình độ đại học thuộc khối các trường kinh tế như tài chính, ngân hàng, thương mại…; 01 đồng chí đã tốt nghiệp thạc sỹ, 03 đồng chí đang theo học cao học thuộc khối các trường kinh tế. Hoạt động của bộ máy được thực hiện theo quy chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các phòng. Ngoài ra, trong Chi nhánh còn có các tổ chức: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Thanh tra nhân dân, Hội chữ thập đỏ, Chi Hội khuyến học.
2.1.4. Khái quát về thị trường tín dụng tại tỉnh Cao Bằng
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngoài sự hiện diện của 2 chi nhánh ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ chính sách là Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội còn có 4 chi nhánh NHTM cấp tỉnh, trong đó có 3 chi nhánh NHTM có cổ phần Nhà nước chi phối, gồm Agribank, BIDV, VietinBank và 1 chi nhánh NHTMCP là LienVietPostBank cùng 3 tổ chức tài chính vi mô. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2019 đạt 22.009 tỷ đồng, tăng 1.977 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 9,9%. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 19.053 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,6%/tổng nguồn vốn, tăng 2.082 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh số cho vay năm 2019 đạt 14.327 tỷ đồng, giảm 15,7% so với năm 2018. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 11.887 tỷ đồng, tăng 711 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt 6.453 tỷ đồng, chiếm 54,3% trong tổng dư nợ, tăng 12,1% so với đầu năm. Nợ xấu đến 31/12/2019 là 66 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,56%, so với đầu năm số dư nợ xấu giảm 11,7 tỷ đồng. Hiện tại, trên địa bàn đã lắp đạt được 41 máy ATM, 159 thiết bị chấp nhận thẻ, phát hành được 222.880 thẻ ATM. Ngân hàng đã thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn với tổng số tiền 22 tỷ đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, các sản phẩm, dịch vụ được triển khai kịp thời, đầy đủ cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân; mặt bằng lãi suất ổn định tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn huy động được vốn nhàn rỗi, thanh khoản dồi dào, thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, các ngân hàng giảm
lãi suất cho vay hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tín dụng chính sách được chú trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Về tình hình tín dụng đen, Cao Bằng chưa phải là điểm nóng mặc dù hiện tượng này có từ xưa. Về hình thức, phổ biến nhất là việc vay nợ để ghi lô, đề, sau đó chuyển thành nợ và phải vay trả nợ bằng tín dụng đen hoặc phát sinh từ hình thức hụi, họ, đa cấp rồi đòi nợ lẫn nhau…