Những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 74 - 75)

Hoạt động TDĐT của Chi nhánh đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và thủ tướng giao cho, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NHPT và lợi ích cho khách hàng. Mọi thủ tục đối với khách hàng đi vay TDĐT đều được đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng kịp thời…

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ năm sau so với năm trước của Chi nhánh NHPT Cao Bằng trong giai đoạn 2015-2019 luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm.

Vốn TDĐT góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực vận tải của tỉnh. Chi nhánh đã tiến hành ký hợp đồng cho 02 dự án phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh với số vốn vay là 380.780 triệu đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng đoạn từ Trung tâm TP Cao Bằng đến quốc lộ 3 là cửa

ngõ phía Tây của thành phố Cao Bằng nối liền Cao Bằng – Bắc Kạn và dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 34 đoạn từ km 70+400 đến km 82+200 nối giữa Cao Bằng và Hà Giang. Các dự án này hoàn thành góp phần giảm ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực giao thông vận tải và giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chương trình Kiên cố hóa kênh mương là chương trình được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt về lãi suất vay vốn (lãi suất 0%). Đây là chương trình của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầm KT-XH, tạo tiền đề căn bản ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện tích cực cho hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã ký được 5 hợp đồng tín dụng với UBND tỉnh cho vay theo chương trình này với tổng mức vốn cho vay 445 tỷ đồng. Nguồn vốn này góp phần thay đổi diện mạo nông thôn như ngày hôm nay.

Trong giai đoạn từ năm 2015-2019 Chi nhánh quản lý 25 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp trong đó có 05 dự án thuộc lĩnh vực chế biến nông sản, 8 dự án thuộc lĩnh vực thủy điện, 4 dự án thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản luyện kim, còn lại thuộc các lĩnh vực khác như vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản...Đa phần các dự án này hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển. Như vậy, đa phần các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp vay vốn TDĐT tại Chi nhánh đều hoạt động có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng theo hướng CNH-HĐH, đóng góp cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 74 - 75)