Nâng cao khả năng phòng ngừa, quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 107 - 108)

Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nhưng vẫn phải bảo đảm khả năng bảo toàn vốn, do vậy tình trạng nợ quá hạn có xu hướng ngày càng gia tăng, số nợ quá hạn năm sau cao hơn năm trước, số dự án có nợ quá hạn tồn đọng kéo dài theo nhiều năm, việc xử lý nợ còn kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm luôn là vấn đề nóng bỏng, cần được giải quyết dứt điểm. Trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn như sau:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án; hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư để xử lý nợ quá hạn. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sẽ giúp VDB phát hiện kịp thời những biểu hiện sai phạm của doanh nghiệp như sử dụng vốn sai mục đích, tẩu tán tài sản, âm mưu lừa đảo, đồng thời giúp VDB luôn bám sát tình hình hoạt động thực tế của dự án, nắm được những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp để có biện pháp đối phó kịp thời.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy doanh nghiệp gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng, VDB có thể áp dụng một hoặc kết hợp một trong nhiều biện pháp như: tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận; đề nghị doanh nghiệp

quản lý chặt chẽ ngân quỹ chi tiêu, tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ. Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp khai thác là không thuận lợi và không có hy vọng thu hồi được nợ thì VDB sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản nợ khó đòi. Nếu do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (tai nạn, thiên tai, trộm cắp) khiến doanh nghiệp không trả được nợ thì VDB có thể xem xét gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với kỳ hạn có thể thu tiền của doanh nghiệp và theo đúng quy trình của VDB.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tin học hoá dần tất cả các hoạt động nghiệp vụ. Xây dựng được một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin với các phần mềm đủ mạnh, sử dụng thống nhất từ trung ương tới địa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu xử lý nhanh, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, phục vụ tác nghiệp và chỉ đạo điều hành. Các thông tin về tình hình nợ quá hạn của khách hàng luôn được cán bộ chuyên quản theo dõi từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

VDB cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Tổng công ty và Chính quyền địa phương để được hỗ trợ các biện pháp thu hồi nợ. Thực hiện thường xuyên việc phân loại nợ hàng quý, với từng tiêu chí cụ thể để tìm biện pháp cụ thể cho từng dự án có nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 107 - 108)