Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 51 - 54)

Thứ nhất, năng lực sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của khách hàng Bất kì một khách hàng nào đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình trong hoạt động kinh doanh, nhất là khi họ phải đi vay để có đầu tư vào lĩnh vực của mình. Nhưng không phải khách hàng nào cũng có thể thành công, bởi lẽ họ thiếu năng lực cạnh tranh, thiếu chiến lược kinh doanh và bước đột phá. Năng lực của khách hàng yếu kém, có thể dẫn đến việc thực hiện kế hoạch SXKD không đảm bảo, không tạo ra được lợi nhuận để tái đầu tư và trả các khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng, ảnh hưởng đến tín dụng cho vay của các NHPT.

Bên cạnh đó, các khách hàng còn phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn tín dụng cho vay của NHPT. Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, ngân hàng thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và lựa chọn những đối tượng khách hàng cụ thể. Chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện, tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo đặc thù của từng ngân hàng cụ thể, tuy nhiên nhìn chung ngân hàng quan tâm đến những vấn đề như: sự phù hợp về đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng vốn của khách hàng, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án, biện pháp bảo đảm tiền vay…

Thứ hai, cơ chế và chính sách tín dụng cho vay của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của nhà nước về tín dụng cho vay là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động đến toàn bộ hoạt động tín dụng cho vay của NHPT. Trong trường hợp nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với nguyện vọng của các doanh nghiệp thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ và trực tiếp đến phát triển tín dụng cho vay của khách hàng doanh nghiệp. Trường hợp ngược lại sẽ kìm hãm, hạn chế tín dụng cho vay của khách hàng doanh nghiệp.

Chính sách tín dụng cho vay bao gồm chính sách lãi suất, quản lý và giám sát tín dụng cũng như các điều kiện tín dụng: tài sản bảo đảm, thời hạn vay… Mặc dù hoạt động tín dụng cho vay của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận nhưng NHPT vẫn phải bảo tồn được vốn của mình mới có nguồn vốn tái đầu tư, hạn chế sự bao cấp của nhà nước, phát triển hoạt động, thực hiện đắc lực hơn mục tiêu đã đề ra cho tổ chức này. Nếu lãi suất của Nhà nước quá thấp sẽ làm gia tăng áp lực về vốn, trong điều kiện khả năng huy động vốn có hạn, sẽ dễ dẫn tới nguy cơ về thanh khoản. Ngược lại, nếu lãi suất tín dụng cho vay của Nhà nước quá cao thì các khách hàng có thể sẽ tìm đến với các ngân hàng thương mại thay vì đến với NHPT và như vậy mục tiêu đặt ra cho tổ chức này sẽ không hoàn thành.

Thứ ba, môi trường pháp lý

Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động tín dụng cho vay. Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng cho vay nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh, dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

Thứ tư, môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng

rất lớn đến hoạt động tín dụng cho vay của NHPT. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên đi vay doanh nghiệp nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất, doanh nghiệp cũng có điều kiện để trả các khoản lãi và gốc cho NHPT, gia tăng dư nợ tín dụng cho vay. Ngược lại khi nền kinh tế trì trệ thì doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mô, từ đó dẫn đến hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng hạn chế hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 51 - 54)