Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 59 - 67)

Nam- Chi nhánh Cao Bằng

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Cao Bằng Chi nhánh Cao Bằng

Trong suốt quá trình hoạt động, tập thể Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng và nhiệm vụ được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao hàng năm; sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu đầu

tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh ngày càng cao. Theo đó, các sản phẩm tín dụng chủ yếu hiện nay gồm:

2.2.1.1. Huy động vốn

Huy động vốn là một nhiệm vụ khó khăn chung đối với toàn ngành, tuy nhiên nhiệm vụ này chủ yếu do HSC thực hiện. NHPT Việt Nam điều hành tổng hợp nguồn vốn và chuyển về Chi nhánh khi có nhu cầu giải ngân.

Trong những năm qua, bên cạnh việc tiếp nhận nguồn vốn từ NHPT, Chi nhánh đã chủ động tìm kiến các nguồn vốn khác như vốn tạm thời nhành rỗi từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh... để bổ sung thêm nguồn vốn cho hệ thống.

Bảng 2.2. Kết quả HĐV của Chi nhánh NHPT Cao Bằng trong giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: Triệu đồng, %

Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch (%) 2015 0 0 0 2016 31.000 31.000 100 2017 20.000 20.000 100 2018 0 0 0 2019 5.000 3.500 70

Nguồn: Từ báo cáo huy động vốn năm 2015-2019 của NHPT Cao Bằng

Năm 2015, 2018, tổng số vốn huy động của Chi nhánh là 0 bởi VDB Cao Bằng không đăng ký chỉ tiêu huy động vốn với HSC, cũng như không nhận được chỉ tiêu của HSC giao cho về hoạt động huy động vốn. Năm 2016, huy động vốn của Chi nhánh đạt 31 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch huy động vốn đề ra vào đầu năm). Năm 2017, vốn huy động của Chi nhánh giảm mạnh còn 20 tỷ đồng, những vẫn đảm bảo 100% kế hoạch được giao. Đến năm 2019, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chỉ đạt 3,5 tỷ đồng, chiếm 70% so với kế hoạch được VDB Việt Nam giao. Có thể thấy, số vốn huy động được so với các NHTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không đáng kể, một phần là do lãi suất của VDB Cao Bằng thấp hơn so với NHTM, mặt khác VDB Cao Bằng không được phép nhận tiền gửi từ dân cư. Hiện tại, nguồn vốn huy động được của VDB Cao Bằng chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi

của: Kho Bạc Nhà nước tỉnh Cao Bằng và Bảo hiểm Xã hội tỉnh Cao Bằng. Nguồn vốn để giải ngân cho các dự án đầu tư phát triển chủ yếu từ VDB Việt Nam, năm 2019, VDB Việt Nam đã giải ngân cho các dự án đầu tư tại tỉnh Cao Bằng với số vốn 456,078 tỷ đồng.

Công tác huy động vốn tại Chi nhánh gặp không ít khó khăn do nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp không nhiều. Hơn nữa mức lãi suất huy động của các NHTM liên tục tăng, cơ chế huy động vốn hết sức linh hoạt, trong khi đó lãi suất huy động vốn của NHPT thấp, cơ chế huy động cứng nhắc nên không hấp dẫn khách hàng. Vì vây, công tác HĐV của Chi nhánh so với ngành đạt rất thấp, việc cho vay còn phục thuộc nhiều vào nguồn vốn đo HSC huy động.

2.2.1.2. Tín dụng cho vay

Chính sách cho vay TDĐT được Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của Nhà nước tại nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước. Tuy nhiên đến năm 2011, sau gần 6 năm thực hiện thì Nghị định số 151/2006/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và cần có sự thay đổi để phù hợp với thực tế. Vì vậy chính sách cho vay TDĐT phát triển của Nhà nước lại được Chính phủ thay đổi và thực hiện theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011 để thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước. Nghị định mới ra đời thay đổi chủ yếu quy định về đối tượng và các hình thức TDĐT và điều kiện cho vay chặt chẽ hơn.

Bảng 2.3. Tình hình tăng trưởng dư nợ TDĐT năm 2015-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thời điểm Số dư nợ vay Tăng trưởng dư nợ năm sau so với năm trước (%)

31/12/2015 343.872 110%

31/12/2016 454.852 132%

31/12/2017 633.636 139%

31/12/2018 732.025 116%

31/12/2019 884.665 121%

Nguồn: Báo cáo dụng đầu tư NHPT Cao Bằng năm 2015-2019

Có thể nói, trong giai đoạn 2015-2019 tốc độ tăng dư nợ vay của Chi nhánh đều tăng trên 10% qua các năm, năm 2017 tăng đến 39%. Điều này cho thấy khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng CHO VAY của NHPT Cao Bằng ngày càng tăng và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây.

Bảng 2.4. Tỷ lệ giải ngân TDĐT Chi nhánh so với toàn ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm NHPT Cao Bằng NHPT Việt Nam Tỷ lệ (%)

2015 99 17.725 0,56% 2016 237 20.175 1,17% 2017 227 24.295 0,93% 2018 155 23.452 0,66% 2019 265 21.819 1,21% Tổng 983 107.466 0,91%

Nguồn: Báo cáo tín dụng đầu tư NHPT Cao Bằng năm 2015-2019

nhỏ (cả giai đoạn 2015-2019 chỉ chiếm có 0,91%). Nguyên nhân là do tỉnh Cao Bằng không có những dự án trọng điểm quốc gia, nhưng dự án theo chương trình của Chính phủ với quy mô hàng nghìn tỷ đồng thuộc đối tượng cho vay tại NHPT.

Tuy nhiện tốc độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh cao hơn so với ngành.

Hình 2.2. Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDĐT Chi nhánh so với toàn ngành

Nguồn: Báo cáo tín dụng đầu tư NHPT Cao Bằng năm 2015-2019

Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDĐT của Chi nhánh cao hơn toàn ngành vào các năm 2016, 2017, 2019. Điều đó đóng góp vào sức tăng trưởng của toàn ngành và tầm ảnh hưởng Chi nhánh ngày càng lớn.

Đóng góp đầu tư của Chi nhánh vào tổng mức đầu tư toàn xã hội tỉnh Cao Bằng hàng năm chiếm tỷ lệ trên 1%, tổng mức đóng góp giai đoạn 2015-2019 đạt 1,59%.

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ đóng góp vào đầu tư tỉnh Cao Bằng năm 2015-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Đầu tư của Chi nhánh Tổng đầu tư tỉnh

Cao Bằng Tỷ lệ (%) 2015 99 7.370 1,34% 2016 237 8.800 2,69% 2017 227 12.160 1,87% 2018 155 15.200 1,02% 2019 265 18.230 1,45% Tổng 983 61.760 1,59%

Nguồn: Báo cáo dụng đầu tư NHPT Cao Bằng năm 2015-2019

2.2.1.3. Cho vay TDXK

Tín dụng xuất khẩu là một trong những chính sách của Chính phủ giao cho Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu ban hành theo Nghi định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/10/2011. Theo đó, các đơn vị thuộc đối tượng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ được vay vốn tối đa 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Kết quả hoạt động cụ thể trong giai đoạn năm 2015-2019 cụ thể như sau: - Nhóm mặt hàng cho vay/tổng nhóm mặt hàng xuất khẩu của tỉnh: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cao Bằng đã cho vay được các mặt hàng nông sản thực phẩm Tinh bột sắn; Chế biến trúc che xuất khẩu.

- Doanh số cho vay/kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hàng năm:

Chi nhánh NHPT Cao Bằng cùng với các ngân hàng thương mại khác trong tỉnh là một trong những đơn vị có doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu tương đối lớn. Dựa trên định hướng phát triển kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và nhu cầu vay

vốn của các đơn vị trực tiếp xuất khẩu, Chi nhánh NHPT Cao Bằng đã tiến hành thẩm định các phương án xuất khẩu. Trong giai đoạn 2015-2019 Chi nhánh đã giải ngân cho vay tín dụng xuất khẩu như sau:

Bảng 2.6. Doanh số cho vay TDXK của Chi nhánh NHPT Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: triệu đồng

Năm Doanh số cho vay tại Chi nhánh

Kim ngạch xuất khẩu

tỉnh Cao Bằng Tỷ lệ % 2015 132.692 3.749.122 3,54% 2016 107.006 4.498.947 2,38% 2017 56.633 5.398.736 1,05% 2018 67.297 6.834.800 0,98% 2019 74.000 7.996.800 0,93% Tổng 437.628 28.478.405 1,54%

Nguồn: Từ báo cáo cho vay TDXK năm 2015-2019 của NHPT Cao Bằng

Dựa trên định hướng phát triển kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và nhu cầu vay vốn của các đơn vị trực tiếp xuất khẩu, Chi nhánh NHPT Cao Bằng đã tiến hành thẩm định các phương án xuất khẩu. Tuy nhiên doanh số cho vay TDXK của Chi nhánh giảm qua các năm bên cạnh đó thì kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh lại tăng với tỷ lệ bình quân hàng năm là trên 15%. Điều này cho thấy chính sách cho vay TDXK của Chi nhánh chưa đúng đắn, đối tượng cho vay TDXK của Nhà nước không phù hợp. Bên cạnh đó, điều kiện cho vay khắt khe đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính, đồng thời gian gần đây thì lãi suất cho vay không mấy hấp dẫn đối với khách hàng, sự cạnh tranh khốc liệt với các NHTM dành lại những khách hàng hoạt động kinh doanh tốt. Do đó, một số khách hàng truyền thống của Chi nhánh cũng không muốn tiếp tục theo đuổi chính sách cho vay tín dụng của Nhà nước tại Chi nhánh.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm:

Trong giai đoạn 2015-2017 Chi nhánh NHPT luôn hoàn thành tốt kế hoạch thu nợ gốc và lãi TDXK, tỷ lệ dư nợ bình quân TDXK đều đạt trên và vượt kế hoạch TW giao. Trong những năm 2018-2019 thì các chi tiêu về thu nợ và dư nợ bình quân đều không đạt kế hoạch giao nhưng vẫn đạt tỷ lệ cao.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Kế hoạch giao Thực hiện Tỷ lệ % Dư nợ bình quân Thu nợ gốc và lãi Dư nợ bình quân Thu nợ gốc và lãi Dư nợ bình quân Thu nợ gốc và lãi 2015 30.000 38.545 33.846 38.545 112,8% 100,0% 2016 30.000 99.304 30.178 99.304 100,6% 100,0% 2017 30.000 76.269 30.244 76.269 100,8% 100,0% 2018 32.000 71.935 31.193 69.491 97,5% 96,6% 2019 35.000 65.925 34.161 62.457 97,6% 94,7%

Nguồn: Báo cáo cho vay TDXK năm 2015-2019 của NHPT Cao Bằng

Có được kết quả như trên là trong những năm qua Chi nhánh đã tích cực mở rộng được quan hệ với các khách hàng có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nghiệp vụ cho vay TDXK của Chi nhánh trên địa bàn không được tốt, cần phải có những thay đổi cho phù hợp với định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã tích cực phản hồi kịp thời về Hội sở chính những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để sửa đổi quy định, hướng dẫn nghiệp vụ cho phù hợp với thực tế.

2.2.1.4 Cho vay lại vốn ODA.

Với mục đích sử dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn ODA cho vay lại được xác định là một trong các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định tại Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996, Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển. Qua hơn 5 năm hoạt động cùng NHPT, quản lý và cho vay lại ODA đã trở thành một trong những hoạt động chính và quan trọng của NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Cao Bằng nói riêng. Hiện nay Chi nhánh NHPT Cao Bằng đang quản lý vốn ODA cho vay lại theo các hình thức: Quản lý ODA cho vay lại thông thường (Bộ Tài chính uỷ quyền NHPT cho vay lại theo từng dự

án); Quản lý các chương trình tín dụng ODA/Quỹ quay vòng có mục tiêu.

Có 02 hình thức cho vay lại là: NHPT thực hiện cho vay lại theo hợp đồng ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng (NHPT có trách nhiệm tổ chức quản lý, thu hồi nợ vốn ODA, được hưởng phí dịch vụ cho vay lại); NHPT cho vay lại theo hợp đồng ủy quyền, chịu rủi ro tín dụng (NHPT được lựa chọn dự án theo đúng đối tượng, thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất và tổ chức quản lý thu hồi nợ vay và chịu rủi ro tín dụng. NHPT được hưởng chênh lệch lãi suất giữa cho vay áp dụng với CĐT và lãi suất NHPT vay từ Bộ Tài chính).

Công tác quản lý giải ngân, thu nợ vốn ODA của Chi nhánh giai đoạn 2015- 2019 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.3. Biểu đồ giải ngân và thu nợ vốn ODA của Chi nhánh NHPT Cao Bằng năm 2015-2019

Nguồn: báo cáo cho vay ODA từ năm 2015-2019 của NHPT Cao Bằng

Đến ngày 31/12/2019, Chi nhánh quản lý 07 dự án ODA. Dư nợ vốn ODA NHPT không chịu rủi ro tín dụng là: 212.900 triệu đồng; Dư nợ NHPT chịu rủi ro tín dụng là: 22.486 triệu đồng. Tỷ lệ giải ngân trong những năm 2018-2019 cao là do giải ngân cho dự án nước sạch từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Hàng năm, công tác thu hồi nợ gốc, lãi, phí luôn hoàn thành kế hoạch được giao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w