Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 103 - 107)

Tăng cường công tác giám sát tín dụng nhằm phát hiện rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời những khoản nợ tồn đọng, bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay. Để thực hiện hoạt động TDĐT hiệu quả và ngăn ngửa, kiểm soát rủi ro TDĐT cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là: Xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và uỷ quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NHPT về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp

với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn, ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng, Giám đốc Chi nhánh)…

Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng: Để hạn chế rủi ro tín dụng, NHPT cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với một dự án; giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý.

Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ: Dựa trên quy trình TDĐT cần tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp, thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động. Nhờ đó người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó quy trình TDĐT còn là cơ sở để kiểm soát quá trình cấp TDĐT và điều chỉnh chính sách TDĐT, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, các quy định cần được điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng

Mở rộng cho vay có đảm bảo: Để đảm bảo hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra thì NHPT cần phải tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản bảo đảm theo hướng: không đồng nhất tất cả các dự án vay vốn cùng chung một điều kiện bảo đảm tiền vay; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay nếu thấy cần thiết…

Hai là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh gía rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả

năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để NHPT xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định.

Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay.

Việc tăng cương kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạnu chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hang sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của NHPT; định kỳ (quý) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và tình hinh sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.

Bốn là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro.

Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì NHPT phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế - xã hội; ngành hàng, thị trường… thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng.

Để làm tốt công tác này, ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư gửi Báo cáo tình hình tài chính đã qua kiểm toán (nếu có) và báo cáo quyết toán thuế để làm căn cứ đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng còn thường xuyên kiểm tra hiện trường nhằm xác định sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc thiết bị cũng như các tài sản đảm bảo khác vì những thông tin thu thập được từ thực tế sẽ là cơ sở để kiểm chứng lại chất lượng, tính chính xác của các phân tích tài chính

Năm là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ.

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì công việc này cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát và Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) tại hội sở chính. Phòng (tổ) KTNB tại chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo chiều dọc. Đồng thời để công tác KTNB tại Chi nhánh đạt hiệu quả cao thì cần phải: (i) Tăng cường lực lượng cán bộ cho hệ thống KTNB; (ii) Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá KTNB; (iii) Đổi mới cách thức kiểm tra và phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ KTNB.

Thiết kế quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ TDĐT hiệu quả, cần tiến hành kiểm tra- kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm của NHPT và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng.

Đối với NHPT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHPT Cao Bằng nói riêng, để thực hiện được mục tiêu trở thành ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, một công cụ quan trọng của Chính phủ với phương châm "an toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững" thì việc tăng cường công tác giám sát tín dụng là việc làm vô cùng cấp bách trong thời gian tới.

3.2.5. Xây dựng chiến lược cho vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo mang lại hiệu quả đầu tư

Cao Bằng là một tỉnh Miền núi Đông Bắc Bộ Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A. Là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong đó đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, Du lịch. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, các cấp Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể: Khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, xác định sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là chủ yếu; phát triển giao thông vận tải, năng lực vận tải;…

Chính vì thế Chi nhánh NHPT Cao Bằng cần căn cứ vào định hướng, chiến lược phát triển của địa phương xây dựng chiến lược cho tín dụng đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo mang lại hiệu quả đầu tư. Chi nhánh cần chú trọng phát triển đến các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông theo định hướng của tỉnh như: cải tạo quốc lộ 3, quốc lộ 4A, quốc lộ 34, đầu tư ….; nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ; xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn, nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét, kiên cố hóa kênh mương; xây dựng trường học, trường dạy nghề… Định hướng này cần được phổ biến, quán triệt đến từng phòng, từng cán bộ và được sự nhất trí cao của tập thể cùng nỗ lực thực hiện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w