Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

1.2.3.1. Yếu tốđào tạo, bồi dưỡng công chức phường

Chất lượng công chức phường hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu quan trọng là thông qua đào tạo với mục đích “làm cho họ trở thành người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định” [34, tr. 45].

31

Đào tạo công chức phường để có được những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Năng lực ở đây bao gồm trình độ về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức sự việc, năng lực điều hành, tổ chức thực hiện và đề xuất giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu...

Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho công chức là rất cần thiết và rất cấp bách. Họ là những người trực tiếp gần gũi nhân dân; vì vậy, trước hết phải hiểu sâu sắc đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải thích cho người dân hiểu và trả lời những thắc mắc của dân, để họ có ý thức tự giác chấp hành thực hiện; thường xuyên phải đi sâu đi sát, tìm hiểu thực tế tình hình của người dân, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện những chủ trương như: chống quan liêu, tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội... và coi đó là nhiệm vụ của chính mình mà Đảng và tổ chức đã giao cho.

Mục tiêu cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng công chức không phải là trang bị những kiến thức cơ sở hay chuyên ngành, mà là trang bị những kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo mà trước đó công chức có thể chưa được biết đến; đó là kiến thức của sự sáng tạo, có phê phán ởtrình độ cao những hiểu biết và những kỹ năng nghiệp vụ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp công chức trau dồi được nghiệp vụ và cập nhật tri thức. Đào tạo, bồi dưỡng công chức đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng thì phát huy được hiệu quả của việc nâng chao chất lượng công chức. Ngược lại sẽ gây lãng phí thời gian, ngân sách nhà nước và công chức chưa tiếp thu được những kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo có khi tiếp tục phải đào tạo lại công chức.

1.2.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng công chức phường Đây là cách thức, phương pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực, sơ trường của họ đạt kết quả cao

32

trong công việc. Việc tuyển dụng công chức vừa là điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con người. Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn quy luật phát triển của xã hội, đường lối, nguyên tắc tổ chức và phương pháp, đồng thời là những yếu tố tâm lý học để đánh giá, tuyển dụng. Nếu làm tốt công tác tuyển dụng, sẽ lựa chọn được người có đủ những năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, xếp vào đúng chỗ, đúng việc.

Việc sắp xếp đúngngười, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, khuyến khích tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Chính vì vậy công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đào tạo bồi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của công chức nói chung và công chức phường nói riêng.

1.2.3.3. Về chế độ, chính sách công chức phường

Công chức làm việc toàn bộ thời gian hành chính và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chếđộ lương thấp và bất hợp lý vô hình trung đã làm cho một bộ phận công chức chỉ lo chạy theo địa vị, chức vụ cao hơn để tăng thu nhập dù họ không đủ trình độ. Điều đó khiến công chức không an tâm, thích thú, say mê công tác, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để có kiến thức sâu hơn, phục vụ tốt hơn.

Chế độ đãi ngộ có thể được hiểu là quá trình chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người công chức để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đãi ngộ công chức có thể bằng tài chính như: tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng hoặc là tham quan, du lịch, chăm sóc sức khỏe định kỳ… Chính sách đãi ngộ công chức cần phải thực hiện công bằng, công khai, kịp thời và có lý, có tình.

Do đó, để nâng cao chất lượng công chức phải có chính sách tiền lương hợp lý và chế độ đãi ngộ để họ đảm bảo cuộc sống, là động lực thúc đẩy tính

33

tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người. Tiền lương thấp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng luôn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng công chức ra khỏi công vụ, cũng có thể kìm hãm hoạt động sáng tạo, thiếu nhiệt tình trách nhiệm; bởi lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động của công chức. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào cuộc sống của công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả công tác của công chức nói chung và công chức phường nói riêng.

1.2.3.4. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức phường

Việc kiểm tra, giám sát và quản lý là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao của công chức giúp cho Cấp ủy và thủ trưởng cơ quan sẽ phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động đến hành vi, để công chức sẽ hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc, chấp hành nghiêm kỷ luật, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụđược giao. Qua đó có thưởng, phạt nghiêm minh, ngăn chặn được cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời nắm vững tư tưởng, thực trạng của công chức và là cơ sởđể làm tốt công tác quy hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn và đào tạo, sử dụng công chức.

Qua đây cho thấy công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ công chức phường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công chức nói chung và công chức phường nói riêng trong thực hiện chức trách nhiệm vụđược giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)