Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Phường, xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Do vậy, đội ngũ công chức phường, xã đóng vai trò then chốt trong việc đưa các chủ trương, chính sách đến gần với dân hơn, trực tiếp chăm lo đến đời sống người dân. Chính vì thế, thành phố Đà Nẵng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng và chuẩn hóa chất lượng đội ngũ công chức này.

Nhiều giải pháp đã được đề ra, trong đó, nổi bật và được duy trì thường xuyên nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phường, xã; đặc biệt, tập trung đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng theo chức danh, vị trí việc làm. Thành phố chú trọng tới việc tổ chức các lớp bồi dưỡng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ công việc, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”… Đến nay, 76% công chức phường, xã ở thành phốĐà Nẵng có trình

40

độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên, 75% có trình độ trung, cao cấp lý luận chính trị, 54% trung cấp hành chính và kiến thức quản lý Nhà nước.

Không chỉ từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại chỗ theo hướng chuẩn hóa, gắn với quy hoạch, thành phố Đà Nẵng còn ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ để bố trí công tác tại các phường, xã góp phần trẻ hóa đội ngũ công chức. Trong các năm qua, thành phốđã tiếp nhận 114 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, công lập, bố trí về công tác tại UBND các phường, xã. Trong số cán bộ này, hiện nay đã có 15 người được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã; 47 người đã được kết nạp vào Đảng. Ngoài ra, có 18 người được cử tham gia lớp bồi dưỡng kỹnăng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ trẻ.

Đến nay, đã có 136 người tốt nghiệp được bố trí công tác tại phường, xã. Sau gần 2 năm công tác đã có 18 người được bầu, chỉ định, bổ nhiệm giữ chức vụ chủ chốt phường, xã. Xây dựng được đội ngũ công chức phường, xã giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đã khó, để giữ chân người tài làm việc tại cơ sở càng khó hơn. Ngoài các quy định hiện hành, thành phố hỗ trợ thêm một số chế độ, chính sách để công chức cải thiện đời sống, yên tâm công tác như: quy định phụ cấp chức vụ hằng tháng cho chỉhuy trưởng quân sự phường, xã và trưởng công an xã; tăng 10% phụ cấp kiêm nhiệm cho công chức kiêm nhiệm các chức danh; phụ cấp hằng tháng cho người làm công tác tôn giáo, người làm việc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng thêm mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách theo trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, những người hoạt động không chuyên trách được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hưởng các chế độ bảo hiểm khác như công chức phường, xã…Riêng đối tượng sinh viên khá, giỏi thuộc diện tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, học viên Đề án 89 bố trí công tác tại phường, xã được hưởng 1.000.000 đồng/tháng, trong vòng 60 tháng. Thành phố cũng đã hỗ trợ

41

kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, khuyến khích 18 công chức phường, xã không đủ chuẩn nghỉ việc và có nguyện vọng nghỉhưu trước tuổi.

Chính nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến nay Đà Nẵng có 95,8% công chức phường, xã có trình độ chuyên môn đủ chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ. Có thể nói chất lượng đội ngũ công chức phường, xã của thành phốĐà Nẵng đã được tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ tại chính quyền cơ sở (nguồn tác giả Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụĐà Nẵng, theo Báo Đà Nẵng điện tử 26/8/2011).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)