Đại hội Đại biểu toàn quốc của ĐCSVN lần thứ VI (năm1986) khởi xướng đổi mới đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đã tạo ra sự chuyển biến hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nghèo nàn, lạc hậu. Đổi mới cơ chế kinh tế do đó phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp, trong đó có vấn đề cải cách hành chính với trung tâm của cải cách hành chính là nhằm vào hệ thống hành chính, nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã chỉ ra nội dung cải cách hành chính là 4 yếu tố: “Cải cách thể chế; Cải cách bộ máy; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; Cải cách tài chính công”.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Trọng tâm đó là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chú trọng cải cách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
36
Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Chỉ thị xác định cải cách hành chính là nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Việc cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là nâng cao công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế được mô hình hệ thống hành chính tốt, nhưng nếu không có công chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không thể trở thành hiện thực. Do vậy, nâng cao chất lượng công chức nói chung và công chức phường nói riêng là khách quan và cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu HĐH nền hành chính nhà nước, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công, một nền hành chính phục vụ vì nhân dân.
- Yêu cầu đặt ra của Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm là: Cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin theo hướng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ công chức trung thành với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, am hiểu pháp luật, gần gũi, tâm huyết với cơ sở, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đất nước và Thủđô Hà Nội, công tác cải cách hành chính quận Hoàn Kiếm những năm qua đã đạt được những kết quả sau: Thể chế hành chính ngày càng được hoàn thiện, bộ máy chính quyền tổ chức theo hướng gọn nhẹ; chức năng nhiệm vụ được phân công rõ ràng, phương thức quản lý, điều hành, lề lối làm việc luôn được cải tiến đơn giản hóa, minh
37
bạch, công khai, nền hành chính từng bước hiện đại hóa đáp ứng với nhu cầu của nhân dân. Qua thực hiện cải cách hành chính, tinh thần trách nhiệm của công chức được nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân tốt hơn, kỹ năng hành chính và phong cách lề lối làm việc từng bước được cải tiến; kỷcương và kỷ luật hành chính ngày càng được thiết lập. Thực hiện chế độ “một cửa” đã tạo điều kiện thuận tiện cho các tổ chức và công dân đến giao dịch với cơ quan Nhà nước, đã chỉ đạo yêu cầu 100% các phường thực hiện cơ chế một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục hành chính; qua đó tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân.