Một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của hai địa phương, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Yên Bái, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

44

Một là, trên cơ sở kinh nghiệm của 2 địa phương, Cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp theo lộ trình, để từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng công chức cấp cơ sở. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách trước mắt, nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài, không thể nóng vội, chủ quan duy ý chí. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ sở phải theo hướng toàn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “công bộc” của dân, vì nhân dân phục vụ. Đội ngũ công chức cấp xã hiện nay phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụđẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và quản lý chính quyền đô thị, xây dựng nông thôn mới.

Hai là, với kinh nghiệm thực hiện công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng công chức của Thành phố Đà Nẵng và Yên Bái. Cần tập trung xây dựng giải pháp cụ thể theo hướng bổ sung đội ngũ công chức xã, phường nguồn từ cơ sở, tại chỗ đồng thời đảm bảo nguyên tắc, chất lượng, cơ cấu, đối tượng hợp lý và trong đó quy hoạch trẻ tuổi, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, bộ đội xuất ngũ. Cần gắn xây dựng và thực hiện quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh với các hình thức phù hợp từng đối tượng. Bên cạnh nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, cần chú ý tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật, các kỹnăng hoạt động, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ của công chức cấp xã.

Ba là,đẩy mạnh việc đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn phù hợp về công tác tại cơ sở nhằm trẻ hóa, nâng cao chất lượng công chức xã, phường; đồng thời, đẩy mạnh luân chuyển công

45

chức quận, huyện về công tác xã, phường để rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho công chức nắm bắt các lĩnh vực và kinh nghiệm công tác.

Bốn là, tinh giản số lượng công chức xã, phường theo hướng chỉ có công chức chuyên môn, không bố trí cán bộ không chuyên trách cấp xã phường; những công việc của đội ngũ cán bộ này do công chức cấp xã kiêm nhiệm. Đối với công chức không đủ chuẩn, sắp đến tuổi nghỉ hưu và số công chức không phát huy được năng lực, kiên quyết cho nghỉ và đóng bảo hiểm tự nguyện hoặc hưởng trợ cấp một lần để giảm gánh nặng chi ngân sách, có thể hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để động viên các đối tượng này. Đồng thời với quá trình này, cần đổi mới một cách cơ bản chế độ chính sách đối với công chức cấp xã, phường ngào chế độ theo quy định của nhà nước, nên có hỗ trợ thêm kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để họ có thể sống bằng lương, yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý với công việc.

Năm là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình theo hướng thiết thực vừa trang bị kiến thức cơ bản, đồng thời đó là các kỹnăng về xây dựng kế hoạch, kỹnăng giao tiếp, kỹnăng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ công việc… vừa nâng cao giữa lý luận và thực tiễn các tình huống phát sinh; đồng thời coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụcông tác đối với từng chức danh công chức cơ sở.

Sáu là,việc triển khai thực hiện, đồng thời Thành phốĐà Nẵng và Yên Bái đã xây dựng, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát kịp thời điều chỉnh, đảm bảo yêu cầu thực tiễn. Do vậy các cấp chính quyền cần đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉđạo, hướng dẫn và đi đôi việc kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, bảo đảm việc xây dựng công chức cấp xã, phường đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng và nâng cao chất lượng công chức;

46

kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến xuất sắc và kỷ luật những trường hợp sai phạm.

Bẩy là, trách nhiệm của công chức phải tích cực thường xuyên tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹnăng công tác. Đây chính là cơ sở để thực hiện tốt các công việc được giao, hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình; nếu trách nhiệm của công chức dù có được quy định rõ ràng nhưng nếu không có năng lực, không thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, kỹnăng và cặp nhật thông tin thì sẽ không có khả năng triển khai, thực hiện trách nhiệm hiệu quả công việc cũng như trong các mối quan hệ; không dám đương đầu với những thay đổi theo quy luật phát triển xã hội và khả năng làm chủ được thay đổi với những điều kiện phức tạp và luôn biến động làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước.

47

Tiểu kết chƣơng 1

Nhằm khái quát cơ sở lý luận về công chức và chất lượng công chức, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, đặc điểm, khái niệm chất lượng công chức và các tiêu chí đánh giá công chức. Qua phân tích và kết hợp với một số những kinh nghiệm của các địa phương như Thành phốĐà Nẵng, Thành phố Yên Báitrong vấn đề nâng cao chất lượng công chức, đồng thời tác giả đã rút ra những bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm; từ đó có thể thấy rằng: Công chức chính quyền phường có vị trí, vai trò rất quan trọng: là cầu nối giữa tổ chức Đảng, chính quyền với nhân dân, là người gần dân, sát dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, là người trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở và những quy định của địa phương, khơi dậy phát huy tiềm năng thế mạnh của nhân dân để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, là người trực tiếp tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, phát huy vị trí và vai trò của mình, công chức phường đã có những đóng góp to lớn vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước.

48

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)