Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức phường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

- Thiếu tinh thần trách nhiệm 23 21,

3.2.3.Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức phường

Công tác tuyển dụng công chức phường là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của công chức nói riêng và hệ thống chính quyền nói chung, đây là vấn đề nhạy cảm và rất dễ xảy ra các tiêu cực. Nhiều năm qua công tác tuyển dụng công chức phường ở quận Hoàn Kiếm đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao được chất lượng công chức phường. Tuy nhiên công tác tuyển dụng vẫn còn có những hạn chế nhất định, vì vậy công tác tuyển dụng cần tiếp tục thực hiện một số hoạt động sau:

Thứ nhất công tác tổ chức tuyển dụng

Công tác tuyển dụng công chức phường phải được diễn ra theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh để tuyển chọn đúng người đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Để thực hiện tốt nội dung này, căn cứ

-CP ngày 05/11/2011 của Chính phủ, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ thì Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức và thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển đối với công chức và chỉ tiêu được UBND thành phố giao. UBND quận chỉ đạo UBND các phường xây dựng kế hoạch dự báo nhu cầu sử dụng công chức phường giai đoạn tối

86

thiểu là 5 năm. Trên cơ sởđó UBND quận tiến hành việc tổ chức tuyển dụng, thông, niêm yết công khai cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng biết để tham gia tuyển dụng.

Thứ hai đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển

* Về nội dung thi tuyển: Được gắn với chuyên ngành của vị trí cần tuyển để biết được trình độ nhận thức và các kỹ năng, nếu trúng tuyển và phân công nhiệm vụ họ sẽ thực hiện được ngay công việc đó như:

- Về kiến thức chung: Đề cập tới chức năng nhiêm vụ của UBND phường, nhiệm vụ cụ thể của chức danh đó và việc soạn thảo để ban hành các văn bản quản lý hành chính nước.

- Về chuyên ngành: Đề cập tới các tình huống để cho người thi tuyển nêu được các biện pháp xử lý tình huống khác nhau trong công việc với từng chức danh cụ thể như:

+ Chức danh công chức Tư pháp - Hộ Tịch: Việc phối hợp và tham gia công tác thi hành án dân sự, công tác hòa giải ở cơ sở.

+ Chức danh công chức Địa chính: Xây dựng báo cáo về đất đai, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị.

+ Chức danh Văn phòng - Thống Kê: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; dự thảo các văn bản của HĐND, Thường trực HĐND- UBND và Chủ tịch UBND phường.

+ Chức danh Tài chính - Kế toán: Lập dự toán, quyết toán và phân bổ ngân sách năm.

Để nâng cao chất lượng công chức, nội dung thi nên kết hợp giữa thi viết với thi phỏng vấn về các tình huống chuyên ngành, người dự thi sẽ phải thuyết trình lý giải các vấn đề theo yêu cầu và để họ phát triển tư duy trong công việc.

87

- Đối với môn thi tin học: Tiến hành hình thức thi trên máy tính thực tế sẽ kiểm tra được trình độ thực sự của thí sinh, theo Nghị định 112/2011/NĐ- CP quy định. Đồng thời cũng cần có những bài thi riêng đối với các thí sinh tham gia thi tuyển như:

+ Chức danh Văn phòng - Thống Kê: Xây dựng các văn bản ban hành của HĐND, Thường trực HĐND - UBND và Chủ tịch UBND phường.

+ Chức danh công chức Tư pháp - Hộ Tịch: Xác lập các biểu mẫu để cấp giấy chứng nhận và điền thông tin về khai sinh, khai tử, kết hôn.

+ Chức danh Tài chính - Kế toán: Sử dụng phần mềm kế toán, xác lập các khoản thu, chi ngân sách.

+ Chức danh công chức Địa chính: Sử dụng phần mềm Autocad vẽ trên máy tính.

* Cách thức thi tuyển: Trường hợp kỳ thi tuyển có nhiều người dự thi trong một chức danh công chức cần phải xây dựng các đề thi nghiệp vụ riêng khác nhau, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức thi tuyển, không nên chung một nội dung, hình thức đề thi Về lâu dài có thể chuyển hình thức thi viết sang thi trắc nghiệm và phỏng vấn là chủ yếu. Nội dung thi đảm bảo lý thuyết 30% và 70% là vận dụng lý xử lý tình huống thực tế đối với ngành, lĩnh vực thí sinh dự tuyển.

Thứ ba kéo dài thời gian tập sự

Để đảm bảo công chức có thể làm việc được ngay sau khi hết thời gian tập sự, đề nghị nên kéo dài thời gian tập sự của công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương từ 9 tháng đến 1 năm; thời gian tập sự 6 tháng chưa đủ để công chức nắm và hiểu rõ về công việc và tình hình của địa bàn nơi tập sự, đồng thời khoảng thời gian đó chưa đủ để Chủ tịch UBND đánh giá người tập sự một cách toàn diện.

88

Căn cứ -CP ngày 05/11/2011 của Chính phủ, sau khi có quyết định tuyển dụng. Người được tuyển dụng đến UBND phường nhận nhiệm vụ, Chủ tịch UBND phường sẽ phân công cho công chức có kinh nghiệm và cùng chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn tập sự theo nội dung yêu cầu; hết thời gian tập sự, người tập sự sẽ phải có báo cáo bằng văn bản và người được phân công giúp đỡ sẽ nhận xét, đánh giá để báo cáo Chủ tịch UBND phường. Căn cứ vào nhận xét, Chủ tịch UBND phường đánh giá, xác nhận đối với kết quả tập sự, trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, Chủ tịch UBND phường đề nghị Chủ tịch UBND quận ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm chính thức công chức cấp phường.

Với những trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu, Chủ tịch UBND phường đề nghị Chủ tịch UBND quận ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng; như vậy người hướng dẫn tập sự có vai trò quan trọng trong việc nhận xét người tập sự và sẽ thiếu khách quan nếu do người hướng dẫn không chú tâm hoặc bởi các mối quan hệ. Vì vậy đểđảm bảo khách quan, chính xác trong việc đánh giá kết quả của người tập sự, nên tổ chức Hội đồng sát hạch để đánh giá kết quả của người tập sự, đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan làm căn cứ chắc chắn để Chủ tịch UBND phường xem xét đề nghị Chủ tịch UBND quận ra quyết định tuyển dụng hay hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức tập sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức và các phường quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 87 - 90)