Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng theo chiều rộng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 26)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng theo chiều rộng

- - Đánh giá về tăng trưởng khách hàng:

- Mức tăng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng:

- MsL=St-St-i (1)

- Trong đó:

- MSL là mức tăng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. - St là số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ t. - St-1 là số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng kỳ thứ t-1.

- Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng về mặt số lượng các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng ngân hàng (nếu > 0) và sự giảm sút (nếu < 0). Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển tín dụng theo chiều rộng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng (TL SL):

- ____________M.T

- TLSĨ —±L X100%

- SL

- (2)

- Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng của kỳ này so với kỳ trước.

- TTST = S* X100%

- SL O’

- S(3)

- Trong đó:

- TTSL là tỷ trọng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. - S* là số lượng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng - S là tổng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

- Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng là doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng.

- - Đánh giá tăng trưởng về dư nợ cho vay:

- Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp phản ánh quy mô tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

- Mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp:

- MDN = DNt - DNt-1 (4) - Trong đó:

- MDN là mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp. - DNt là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp kỳ thứ t. - DNt-1 là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp kỳ thứ t-1.

- Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là giá trị tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định trong kỳ. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khả năng sử dụng vốn.

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp (TL DN):

- TLDN = -MD- X100%

- DN

- DNt-1 (5)

- Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp trong kỳ này so với kỳ trước.

- Nếu tỷ lệ này > 0 chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng có tăng trưởng.

- trưởng.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp :

-... DN* - TTnN =^7-x100%

- DN (6)

- Trong đó:

- TTDN là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp. - DN* là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp

- DN là tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Đánh giá tăng trưởng về doanh số cho vay:

- Mức tăng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp:

- MDS = DSt - DSt-1 (7)

- Trong đó:

- MDS là mức tăng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp. - DSt là tổng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp kỳ thứ t. - DSt-1 là tổng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp kỳ thứ t-1.

- Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp. Doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp trong kỳ là tổng giá trị tín dụng thực tế ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là trong một năm, một tháng, một quý... Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh phát triển tín dụng theo chiều rộng.

- Tốc độ tăng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp (TL DS):

- TLDS = ■MD^ x 100%

- DS

- DSt-1 (8)

- Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp trong kỳ này so với kỳ trước.

- Tỷ trọng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp:

- DS*

- TT =^-x 100%

- DS DS (9)

- Trong đó:

- TTDS là tỷ trọng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp. - DS* là tổng doanh số tín dụng đối với doanh nghiệp. - DS là tổng doanh số tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu này cho biết doanh số tín dụng đối với các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay.

I.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp theo chiều sâu (Chất lượng tín dụng):

- Chất lượng tín dụng NHTM được đánh giá cao khi và chỉ khi hoạt động tín dụng được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng không ngừng gia tăng và rủi ro tín dụng sẽ được kiểm soát ở mức độ thấp nhất. Khi đánh giá chất lượng tín dụng các nhà quản trị NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

- * Tỷ lệ nợ quá hạn:

- Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ quá hạn được định nghĩa: “Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn {Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN, trang 8} hay “khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” {Thông tư 02/2013/TT-NHNN, trang 3}

- Tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động = Nợ quá hạn của cho vay KHDN x 100

- Cho vay KHDN Tổng dư nợ cho vay KHDN

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tỷ trọng của các khoản vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ cho vay. Qua đó, phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác an toàn của các khoản vay.

- Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 {Thông tư 02/2013/TT-NHNN, trang 3}

- Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động = Nợ xấu của cho vay KHDN x 100

- Cho vay KHDN Tổng dư nợ cho vay KHDN

- Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi...) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải cả gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 91 ngày

- Các khoản nợ xấu bao gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

- Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp, theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu này phải được kiểm soát trong phạm vi không quá 3%.

- * Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro

- TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 {Thông tư 02/2013/TT-NHNN, trang 19}. - Như vậy: Nợ xử lý rủi ro có thể được hiểu là khoản nợ được TCTD sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro và đưa ra theo dõi ở ngoại bảng để tiếp tục thu hồi nợ.

- Tỷ lệ nợ XLRR của hoạt động = Nợ XLRR của cho vay KHDN x 100

- Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của NHTM càng yếu kém. Một khoản nợ khi đã xử lý rủi ro khả năng thu hồi của khoản nợ càng khó và mất nhiều thời gian.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngânhàng thương mại hàng thương mại

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp, có thể chia ra làm hai nhóm nhân tố chủ yếu:

1.3.1. Nhân tố khách quan:

- * Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

- Hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cho vay là hoạt động cực kỳ nhạy cảm với các diễn biến của tình hình chính trị, xã hội, kinh tế. Tình hình chính trị, xã hội của một quốc gia có ảnh hưởng hầu như đến tất cả các hoạt động của quốc gia đó, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động của NHTM. Một quốc gia có tình hình chính trị, xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi và tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư dài hạn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của NHTM. Những biến động bất ổn về chính trị, xã hội không những sẽ làm hạn chế đầu tư, hạn chế các khoản vay mới mà còn tác động tiêu cực đến những khoản vay cũ thông qua những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với hoạt động của các doanh nghiệp từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Ngân hàng và doanh nghiệp cùng tồn tại trong môi trường kinh tế với tư cách là các tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, những thay đổi về tình hình kinh tế sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế đều có tác động đến nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Một nền kinh tế đang trên đà phát triển là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhu cầu đầu tư sản xuất tăng khiến nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng

- tăng lên. Đồng thời, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định,

thu nhập của người dân

cao hơn, vì vậy tiết kiệm tăng và nguồn tiền gửi vào các ngân

hàng cũng dồi dào

hơn, tạo nguồn lực cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Và

hoàn toàn ngược

lại trong một nền kinh tế suy thoái.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố nội tại của quốc gia đó mà còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình thế giới. Từ đó, có thể nói tình hình thế giới cũng có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM.

- Sự ổn định về chính trị - xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyêt định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Từ đo sẽ tăng nhu cầu về vốn vay, ngược lại môi trường chính trị - xã hội bất ổn, làm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư không yên tâm sẽ thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

- Môi trường pháp lý

- Các doanh nghiệp và NHTM khi hoạt động đều phải tuân theo các quy định về luật pháp, vì vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến toàn bộ các hoạt động của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng, nó như một hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó. Một hệ thống pháp luật minh bạch, sát thực, đồng bộ sẽ tạo ra được một hành lang an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Ngược lại, khi mà hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, không đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Bên cạnh đó, khung pháp lý về hoạt động ngân hàng, mà đặc biệt là hoạt động cho vay có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng cho vay của các NHTM. Khung pháp lý về hoạt động cho vay là cơ

- sở cơ bản để các ngân hàng đưa ra định hướng kinh doanh, chính sách tín dụng, quy

trình tín dụng. Khung pháp lý về hoạt động cho vay rõ ràng, chặt chẽ, vừa bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng, vừa bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn đầu tư vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thực tế, nền kinh tế thị trường trong những năm qua đã cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Việc phat triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp phải tuân theo các quy định chung và dưới áp lực cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, sự tác động của lạm phát và sự bất ổn về chính trị của các nước trên thế giới, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phải ban hành các chính sách tiền tệ và điều chỉnh lãi suất, kiểm soát tỷ giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay doanh nghiệp.

- Môi trường văn hóa xã hội:

- Môi trường văn hóa xã hội tác động đến sự hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng thông qua các yếu tố như: sự phân bổ ngành nghề, phân bổ lao động, khả năng phát triển của từng vùng kinh tế, tốc độ đô thị hóa, mức độ phat triển,.. .và vấn đề về mưc độ ổn định xã hội, trình độ dân trí, tư các đạo đức của người vay.

- Khi nói đến quan hệ tín dụng thì đặc trưng đầu tiên được đề cập đến là yếu tô về niềm tin. Quan hệ tín dụng được thiết lập dựa trên cơ sở sự tin tưởng, sự tín nhiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w