8. Kết cấu luận văn
2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Bên cạnh những kết quả Agribank chi nhánh Đồng Nai đã đạt được, vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục
- Hạn chế thứ nhất là công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng chỉ thực hiện theo cách đơn điệu, chủ yếu phục vụ cho những khách hàng truyền thống, khách hàng hiện hữu, chưa mở rộng phát triển thêm khách hàng mới. Các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm khách hàng tiềm năng chưa được triển khai triệt để. Ngân hàng gần như ở thế bị động, khách hàng tự tìm đến quan hệ khi có nhu cầu. Đây là một hạn chế nhất định của Agribank chi nhánh Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một địa bàn.
- Hạn chế thứ hai là hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Đồng Nai có tăng trưởng nhưng không đáng kể so với số lượng doanh nghiệp mới thành lập hàng năm cũng như tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều này cho thấy chính sách phát triển tín dụng của Agribank chi nhánh Đồng Nai chưa thực sự hiệu quả, do đó chưa có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay tài trợ doanh nghiệp từ Agribank chi nhánh Đồng Nai dẫn đến việc phát triển tín dụng doanh nghiệp đang còn nhiều hạn chế.
- Hạn chế thứ ba là mặc dù Agribank chi nhánh Đồng Nai đã cho vay được nhiều đối tượng khách hàng với những nhu cầu vốn khác nhau nhưng cơ cấu đầu tư vốn tín dụng phân bổ chưa đều, chủ yếu tập trung ở các khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tập trung vốn cho ngành công nghiệp và xây dựng, dư nợ đầu tư cho các doanh nghiệp phục vụ ngành nông lâm, ngư nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp.
- Hạn chế thứ tư là dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ nên Agribank chi nhánh Đồng Nai chủ yếu cho các doanh nghiệp vay để phục vụ nhu cầu vốn lưu động, dư nợ phục vụ cho mục đích đầu tư dự án mới, dự án mở
- rộng, đầu tư đổi mới, cải tiến kỷ thuật sản xuất vẫn còn chiếm
tỷ trọng thấp trong
tổng dư nợ.
- Hạn chế thứ năm là về nguồn nhân lực, nhìn chung trình độ nhân viên qua đào tạo để cho vay doanh nghiệp chưa đồng đều và vẫn còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp là đối tượng khách hàng đặc biệt, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau do đó để tiếp cận được doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ phải nắm vững nghiệp vụ, am hiểu ngành nghề, nhanh chóng nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tư vấn và xây dựng phương án cho phù hợp. Tuy nhiên do trình độ còn nhiều hạn chế do đó chưa xây dựng được chiến lược cụ thể cho từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp nên việc tiếp cận cho vay còn bị động, lúng túng.
- Hạn chế thứ sáu là về quy trình cho vay, mặc dù hệ thống Agribank đã có nhiều đổi mới về cơ chế, thủ tục cấp tín dụng, vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho khách hàng nhưng tính thực tiễn chưa cao, vì để tuân thủ theo đúng quy trình xét về thời gian và tính pháp lý của từng hồ sơ phát sinh trên thực tế không giống nhau, đòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình xử lý hồ sơ do đó việc quy định thời gian giải quyết cho vay dựa trên thời hạn cho vay ngắn, trung hay dài hạn mà không dựa vào mức độ phức tạp của hồ sơ vay vốn, mức độ phức tạp của tài sản bảo đảm là chưa hợp lý, điều này cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.
- Hạn chế thứ bảy là hạn chế trong việc định giá tài sản bảo đảm, theo quy định hiện hành của Agribank, việc định giá đất nông nghiệp để làm cơ sở định giá giá trị tài sản bảo đảm theo khung giá nhà nước rất thấp so với giá thị trường. Điều này gây ra không ít hạn chế về định giá tài sản bảo đảm, từ đó không đáp ứng được mức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp.
- Hạn chế thứ tám là các chính sách về biểu phí và lãi suất ưu đãi chưa thực sự linh hoạt để thu hút khách hàng doanh nghiệp, Agribank chi nhánh Đồng Nai chưa xây dựng được cơ chế, chính sách, chương trình tiếp thị áp dụng riêng cho từng đối
- tượng khách hàng doanh nghiệp để có thể tiếp cận được khách hàng
mới đến mở tài
khoản giao dịch hoặc thu hút khách hàng từ các ngân hàng khác.
- Hạn chế thứ chín là chưa xây dựng được chương trình kết nối doanh nghiệp và ngân hàng, cũng như chưa chủ động tham gia vào Hiệp hội các doanh nghiệp để có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, phát triển khách hàng mới.