8. Kết cấu luận văn
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp
(ix) Các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực như:
(i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh tế, xã hội, có trình độ quản trị doanh nghiệp. Chọn người đứng đầu có đầy đủ năng lực, có khả năng tổ chức, am hiểu về thị trường, kinh doanh lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, chăm lo đời sống cho người lao động, góp phần phát triển đất nước.
(ii) điều chỉnh cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận để có sự điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là về nhân sự;
(iii) Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp để tạo niềm tin đối với hệ thống ngân hàng bằng cách hoạt động sản xuất bền vững, an toàn, hiệu quả, giải quyết tốt hàng tồn kho, tăng cường thu hồi nợ phải thu để đảm bảo tình hình tài chính doanh nghiệp;
(iv) ; tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu;
(v) rà soát, đổi mới cơ chế, chính sách, quy trình sản xuất theo hướng hợp lý hóa, giảm các thủ tục, công đoạn rườm rà, đồng thời đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
(x) Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần minh bạch hóa hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính vì một bản báo cáo tài chính minh bạch,
(xi) rõ rang, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực không
chỉ giúp ngân hàng có
đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá
trình thẩm định mà còn giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin từ phía
ngân hàng từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn
của ngân hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên phát triển ứng dụng trong công nghệ
quản lý, phát
triển các ứng dụng không dùng tiền mặt, cải thiện điều kiện kinh
doanh và tạo lập
niềm tin cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng.
(xii) Các doanh nghiệp cần tăng cường tính liên kết trong kinh doanh, chủ động, tích cực thực hiện liên kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng. Xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm không chỉ giúp Doanh nghiệp ổn định thị trường đầu vào, đầu ra mà còn góp phần nâng cao mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay của các ngân hàng.