Đa dạng hóa các hình thức cho vay và tăng cường bán chéo sản phẩm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 90)

8. Kết cấu luận văn

3.2.9. Đa dạng hóa các hình thức cho vay và tăng cường bán chéo sản phẩm

- Agribank Đồng Nai cần đa dạng hóa các hình thức cho vay và các sản phẩm dịch vụ đối với doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và tại Đồng Nai nói riêng rất đa dạng về hình thức sở hữu, quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng không giống nhau. Do đó ngân hàng cần đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.

- Bên cạnh hoạt động cho vay thuần túy, Agribank Đồng Nai nên mở rộng các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, các chính sách pháp luật, dự báo thị trường, công nghệ mới, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xác định cơ cấu vốn hợp lý .... Đồng thời, bên cạnh các sản phẩm tín dụng, Agribank Đồng Nai cần tăng cường triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, bảo hiểm ... , đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng vay vốn

3.2.9. Giải pháp về công tác đào tạo và tổ chức cán bộ

- Agribank chi nhánh Đồng Nai cần xây dựng những cơ chế chính sách dài hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời kiến thức chuyên môn cho nhân viên tín dụng vì con người luôn là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và trong hoạt động cho vay. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì sản phẩm của các ngân hàng gần như giống nhau, do vậy đối với khách hàng thì nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng.

- Khách hàng nhìn nhận nhân viên ngân hàng thông qua phong cách, thái độ phục vụ, trình độ, khả năng xử lý công việc. Do vậy, để mở rộng phát triển tín dụng doanh nghiệp thực sự an toàn và hiệu quả lâu dài cần thực hiện các giải pháp:

- + Tuyển chọn những nhân viên tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có tư cách đạo đức và khả năng giao tiếp tốt;

- + Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp cho nhân viên để nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng ...;

- + Thành lập các bộ phận chuyên trách trong phòng Tín dụng theo hướng chuyên môn hóa theo ngành nghề như bộ phận phụ trách cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, bộ phận phụ trách cho vay ngành công nghiệp và xây dựng, bộ phận phụ trách cho vay thương mại và dịch vụ, trong mỗi bộ phận cũng cần có sự phân công nhân viên tín dụng phụ trách cho vay doanh nghiệp theo các ngành nghề kinh tế cụ thể, từ đó có định hướng và tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng học tập, tìm hiểu về ngành nghề mà mình phụ trách, việc am hiểu kiến thức về các ngành nghề kinh tế sẽ giúp cho nhân viên tín dụng giải quyết hồ sơ cho vay nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay;

- + Có cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề trong công tác cung cấp thông tin nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về doanh nghiệp, định mức kinh tế kỷ thuật, các chỉ số trung bình ngành ... để phục vụ cho công tác thẩm định của nhân viên tín dụng;

- + Xây dựng cơ chế lương, thưởng phù hợp với tính chất công việc và nhiệm vụ của từng các bộ, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, giải trí, đối với nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cần có chế độ khen thưởng, đồng thời có những biện pháp kỷ luật với những nhân viên thoái hóa, biến chất, có hành vi tiêu cực gây tổn hại tới uy tín và vật chất của ngân hàng.

- 3.3. Một số kiến nghị:

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank Việt Nam) (Agribank Việt Nam)

- Agribank chi nhánh Đồng Nai là chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam nên phải hoạt động theo cơ cấu tổ chức và tuân theo các chính sách do Agribank Việt Nam quy định, vì vậy để có thể tăng trưởng được hoạt động cho vay doanh nghiệp hiệu quả, kiến nghị Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:

- Về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động, kiến nghị:

(ii) Agribank Việt Nam cần thành lập thêm các phòng chức năng tại chi nhánh nhằm giảm bớt áp lực công việc với nhân viên tín dụng, tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận các khách hàng mới và tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định và chất lượng tín dụng, cụ thể Agribank Việt Nam cần thành lập phòng pháp chế tại chi nhánh với nhiệm vụ chính là cập nhật văn bản pháp luật mới có liên quan đến hoạt động ngân hàng và các chính sách quy định mới của pháp luật có ảnh hưởng đến ngành hoạt động của các doanh nghiệp đang cho vay, thực hiện nhiệm vụ soạn thảo hồ sơ tín dụng (HĐTD, HĐTC ...), thực hiện các thủ tục cần thiết sau thẩm định như công chứng hợp đồng, đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm ...,

(iii) Agribank Việt Nam thành lập các bộ phận chuyên trách tại Ban tín dụng doanh nghiệp trực thuộc Trụ sở chính theo hướng chuyên môn hóa theo ngành nghề và thực hiện nhiệm vụ tái thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh, đồng thời còn thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp thông tin cho chi nhánh về các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề, các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, định mức kinh tế kỹ thuật ngành ... nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp;

(iv) Ban Pháp chế - Agribank Việt Nam thường xuyên cập nhật các văn bản về hoạt động tài chính - doanh nghiệp để thông báo đến chi nhánh nhằm hỗ trợ trong công tác thẩm định, giám sát khoản vay và tư vấn khách hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định và công tác chăm sóc khách hàng;

(v) Agribank Việt Nam có cơ chế lương kinh doanh đặc biệt, cao hơn lương kinh doanh của các bộ phận khác, để áp dụng đối với nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định trực tiếp thẩm định khoản vay nhằm khuyến khích, động viên nhân

(vi) viên tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng cho vay

doanh nghiệp cả về số

lượng khách hàng và dư nợ, không ngừng nâng cao chất lượng khoản vay.

(vii) Về chính sách tín dụng:

(i) Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi chính sách cấp tín dụng đối với các khách hàng ngoài địa bàn, hiện nay Agribank Việt Nam không cho phép các chi nhánh cấp tín dụng đối với các khách hàng ngoài địa bàn hành chính tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở giao dịch theo giấy đăng ký kinh doanh, quy định này đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng cho vay doanh nghiệp của các chi nhánh, Agribank Việt Nam cần sửa đổi quy định này theo hướng không áp dụng đối với địa bàn các tỉnh, thành phố giáp ranh nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh giáp ranh, mở rộng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp;

(ii) Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi quy định về xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đối với quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, theo quy định hiện nay của Agribank Việt Nam giá trị quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp được định giá theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, tuy nhiên, giá đất do UBND tỉnh quy định thường thấp hơn giá đất thị trường, vì vậy, nên cho phép các chi nhánh được định giá quyền sử dụng đất nông nghiệp theo giá thị trường có điều chỉnh theo hệ số (nhỏ hơn 1), tùy theo từng thời điểm Agribank Việt Nam sẽ thông báo hệ số điều chỉnh này để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống;

(viii) Về đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu thị trường

(i) Agribank Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn sau cho các cán bộ nhân viên phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp, trong đó chú trọng các kỹ năng: thẩm định tính pháp lý hồ sơ doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, các yếu tố nhận diện rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp,.. .Bên cạnh đó, Agribank Việt Nam thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng tạo điều kiện cho các chi nhánh gặp gỡ, học hỏi giao lưu trao đổi về kinh nghiệm công tác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ;

(ii) Agribank Việt Nam thực hiện nghiên cứu, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp chuyên phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,...để các chi nhánh chủ động, linh hoạt trong việc tiếp cận từng đối tượng khách hàng, triển khai, tiếp thị các sản phẩm của Agribank một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và có hiệu quả góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Đồng Nai nói riêng;

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp

(ix) Các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực như:

(i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh tế, xã hội, có trình độ quản trị doanh nghiệp. Chọn người đứng đầu có đầy đủ năng lực, có khả năng tổ chức, am hiểu về thị trường, kinh doanh lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, chăm lo đời sống cho người lao động, góp phần phát triển đất nước.

(ii) điều chỉnh cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận để có sự điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là về nhân sự;

(iii) Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp để tạo niềm tin đối với hệ thống ngân hàng bằng cách hoạt động sản xuất bền vững, an toàn, hiệu quả, giải quyết tốt hàng tồn kho, tăng cường thu hồi nợ phải thu để đảm bảo tình hình tài chính doanh nghiệp;

(iv) ; tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu;

(v) rà soát, đổi mới cơ chế, chính sách, quy trình sản xuất theo hướng hợp lý hóa, giảm các thủ tục, công đoạn rườm rà, đồng thời đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

(x) Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần minh bạch hóa hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính vì một bản báo cáo tài chính minh bạch,

(xi) rõ rang, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực không

chỉ giúp ngân hàng có

đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh

nghiệp trong quá

trình thẩm định mà còn giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin từ phía

ngân hàng từ

đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn

của ngân hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên phát triển ứng dụng trong công nghệ

quản lý, phát

triển các ứng dụng không dùng tiền mặt, cải thiện điều kiện kinh

doanh và tạo lập

niềm tin cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng.

(xii) Các doanh nghiệp cần tăng cường tính liên kết trong kinh doanh, chủ động, tích cực thực hiện liên kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng. Xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm không chỉ giúp Doanh nghiệp ổn định thị trường đầu vào, đầu ra mà còn góp phần nâng cao mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay của các ngân hàng.

3.3.3. Đối với chính quyền địa phương

(xiii) Kiến nghị chính quyền và các cơ quan hữu quan tỉnh Đồng Nai như sau:

(i) tiếp tục sửa đổi, bổ sung, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế chính sách tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững;

(ii) xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh dựa vào thế mạnh của từng địa phương để các NHTM có cơ sở căn cứ khi đầu tư tín dụng;

(iii) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc làm này không chỉ có ý nghĩa quan trọng cho các Sở, ban ngành quản lý mà còn là cơ sở đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh xem xét quyết định cho vay;

(iv) thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các đối tác, mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp;

(v) Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, cũng như đẩy nhanh công tác giao đất, cho thuê đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để doanh nghiệp nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là tài sản đảm bảo thế chấp cho các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

(vi) nâng cao vai trò của các hiệp hội, ngành nghề trong việc đàm phán, tìm kiếm thị trường, đối tác sản xuất kinh doanh và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp.

(vii) tiếp tục tổ chức các hội nghị gặp gỡ giữa doanh nghiệp và ngân hàng để các bên cùng nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề tiếp cận vốn, từ đó có những đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;

(xiv) KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

(xv) Trên cơ sở lý luận về phát triển tín dụng doanh nghiệp của NHTM và thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Đồng Nai từ các chương trước, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể Agribank chi nhánh Đồng Nai cần tập trung thực hiện để có thể phát triển tín dụng doanh nghiệp an toàn, hiệu quả trong thời gian tới. Các giải pháp mà Agribank chi nhánh Đồng Nai cần tập trung thực hiện gồm có các nhóm giải pháp về (i) tập trung huy động vốn,

(ii) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức, đặc biệt là nhân viên tín dụng,

(iii) cơ cấu lại bộ máy tổ chức hoạt động và đề ra các chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo phân cấp quyền hạn của Agribank Việt Nam, (iii) tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng hoạt động cho vay phải đi đôi với chất lượng tín dụng, bên cạnh đó còn có các giải pháp như (iv) đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và sản phẩm cho vay, (v) tích cực tham gia và chủ động tổ chức các chương trình gặp gỡ khách hàng để giới thiệu các sản phẩm cho vay và tiếp thu các ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm hoàn thiện hơn hoạt động cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh các giải pháp Agribank chi nhánh Đồng Nai có thể chủ động thực hiện để phát triển tín

(xvi) dụng doanh nghiệp, chương 3 cũng đã nêu lên được một số kiến nghị đối với Agribank Việt Nam, chính quyền địa phương để điều chỉnh lại một số quy định chưa phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động phát triển tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và Agribank

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w