Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 46 - 47)

8. Kết cấu luận văn

2.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với diện tích tự nhiên khoảng 589.775,17 ha, chiếm khoảng 26% diện tích của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, thành phố Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam, phía đông tỉnh Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đồng Nai nằm trong trục giao thông đầu mối với nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền các vùng, miền của đất nước, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; hệ thống mạng lưới viễn thông - thông tin liên lạc trong và ngoài nước được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão lụt, thiên tai, nhiệt độ cao quanh năm, cùng với đó, với đất đai màu mỡ, phần lớn là đất đỏ bazan, là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

- Nguồn nhân lực của Đồng Nai khá dồi dào với dân số trung bình đến cuối năm 2019 là 3.027,3 nghìn người, đến cuối năm 2019 là 3.113,7 nghìn người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2017 là 1.846 nghìn người và đến cuối năm 2019 khoảng 1.880,5 nghìn người tăng 1,9% so với cùng kỳ, với khoảng 20% là lao động đã qua đào tạo.

-* Đặc điểm về kinh tế

- Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019, Đồng Nai vẫn là một trong 5 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế với GRDp tăng bình quân 8,12%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ và giảm ngành nông nghiệp, đúng định hướng nghị quyết.

- Trong giai đoạn này, Đồng Nai xác định công nghiệp là ngành phát triển chính, vì thế tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Kết quả Đồng Nai trở thành nơi có công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, góp phần tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước trên 1%/năm

- Đến cuối tháng 6 năm 2020, toàn tỉnh Đồng Nai có 32 KCN, trong đó 31 KCN đang hoạt động khá ổn định với tổng diện tích hơn 9.554,134 ha và khoảng 36 khu cụm công nghiệp với diện tích khoảng 1.532 ha phân bổ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Đến cuối năm 2019, tổng sản phẩm quốc nội GRDP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo giá so sánh 2010) đạt 205,06 nghìn tỷ đồng, tăng 9,09% so với năm 2018; Trong mức tăng 9,09% tổng sản phẩm trên địa bàn, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,16%, khu vực dịch vụ tăng 6,98%, thuế sản phẩm tăng 3.03%. GRDP bình quân đầu người năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 113,64 triệu đồng, tăng 9,69% so năm trước. GRDP bình quân đầu người năm 2019 theo USD dự ước đạt 4.909,5 USD, tăng 7,97% so năm trước.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w