8. Kết cấu luận văn
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
- Agribank chi nhánh Đồng Nai là chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam nên phải hoạt động theo cơ cấu tổ chức và tuân theo các chính sách do Agribank Việt Nam quy định, vì vậy để có thể tăng trưởng được hoạt động cho vay doanh nghiệp hiệu quả, kiến nghị Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:
- Về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động, kiến nghị:
(ii) Agribank Việt Nam cần thành lập thêm các phòng chức năng tại chi nhánh nhằm giảm bớt áp lực công việc với nhân viên tín dụng, tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận các khách hàng mới và tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định và chất lượng tín dụng, cụ thể Agribank Việt Nam cần thành lập phòng pháp chế tại chi nhánh với nhiệm vụ chính là cập nhật văn bản pháp luật mới có liên quan đến hoạt động ngân hàng và các chính sách quy định mới của pháp luật có ảnh hưởng đến ngành hoạt động của các doanh nghiệp đang cho vay, thực hiện nhiệm vụ soạn thảo hồ sơ tín dụng (HĐTD, HĐTC ...), thực hiện các thủ tục cần thiết sau thẩm định như công chứng hợp đồng, đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm ...,
(iii) Agribank Việt Nam thành lập các bộ phận chuyên trách tại Ban tín dụng doanh nghiệp trực thuộc Trụ sở chính theo hướng chuyên môn hóa theo ngành nghề và thực hiện nhiệm vụ tái thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh, đồng thời còn thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp thông tin cho chi nhánh về các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề, các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, định mức kinh tế kỹ thuật ngành ... nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp;
(iv) Ban Pháp chế - Agribank Việt Nam thường xuyên cập nhật các văn bản về hoạt động tài chính - doanh nghiệp để thông báo đến chi nhánh nhằm hỗ trợ trong công tác thẩm định, giám sát khoản vay và tư vấn khách hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định và công tác chăm sóc khách hàng;
(v) Agribank Việt Nam có cơ chế lương kinh doanh đặc biệt, cao hơn lương kinh doanh của các bộ phận khác, để áp dụng đối với nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định trực tiếp thẩm định khoản vay nhằm khuyến khích, động viên nhân
(vi) viên tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng cho vay
doanh nghiệp cả về số
lượng khách hàng và dư nợ, không ngừng nâng cao chất lượng khoản vay.
(vii) Về chính sách tín dụng:
(i) Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi chính sách cấp tín dụng đối với các khách hàng ngoài địa bàn, hiện nay Agribank Việt Nam không cho phép các chi nhánh cấp tín dụng đối với các khách hàng ngoài địa bàn hành chính tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở giao dịch theo giấy đăng ký kinh doanh, quy định này đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng cho vay doanh nghiệp của các chi nhánh, Agribank Việt Nam cần sửa đổi quy định này theo hướng không áp dụng đối với địa bàn các tỉnh, thành phố giáp ranh nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh giáp ranh, mở rộng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp;
(ii) Agribank Việt Nam xem xét sửa đổi quy định về xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đối với quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, theo quy định hiện nay của Agribank Việt Nam giá trị quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp được định giá theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, tuy nhiên, giá đất do UBND tỉnh quy định thường thấp hơn giá đất thị trường, vì vậy, nên cho phép các chi nhánh được định giá quyền sử dụng đất nông nghiệp theo giá thị trường có điều chỉnh theo hệ số (nhỏ hơn 1), tùy theo từng thời điểm Agribank Việt Nam sẽ thông báo hệ số điều chỉnh này để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống;
(viii) Về đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu thị trường
(i) Agribank Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn sau cho các cán bộ nhân viên phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp, trong đó chú trọng các kỹ năng: thẩm định tính pháp lý hồ sơ doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, các yếu tố nhận diện rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp,.. .Bên cạnh đó, Agribank Việt Nam thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng tạo điều kiện cho các chi nhánh gặp gỡ, học hỏi giao lưu trao đổi về kinh nghiệm công tác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ;
(ii) Agribank Việt Nam thực hiện nghiên cứu, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp chuyên phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,...để các chi nhánh chủ động, linh hoạt trong việc tiếp cận từng đối tượng khách hàng, triển khai, tiếp thị các sản phẩm của Agribank một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và có hiệu quả góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Đồng Nai nói riêng;