8. Tổng quan nghiên cứu:
1.1.2. Đặc điểm của DNNVV:
1.1.2.1 Thuận lợi:
Một là, DNNVV được thành lập dễ dàng.
DNNVV được thành lập với quy mô nhỏ, vốn đầu tư ban đầu tương đối ít, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi quá cao, mặt bằng và quy mô nhà xưởng không lớn, số lượng lao động ít. Do đó, DNNVV rất linh hoạt, dễ dàng học hỏi và phát triển, hạn chế được những thiệt hại và rủi ro khách quan từ môi trường kinh doanh tác động lên. Có thể nói, DNNVV hoạt động hiệu quả với chi phí đầu tư thấp.
Hai là, DNNVV năng động, có tính linh hoạt cao và dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
DNNVV với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý tinh gọn, hoạt động hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn nên dễ dàng điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, sản phẩm, xu hướng, chiến lược khi thị trường thay đổi. Ngoài ra, đa phần chủ DNNVV là lớp trẻ, năng động, nhạy bén với sự thay đổi, thị hiếu của thị trường cũng như công nghệ kỹ thuật. Đây có thể xem như là ưu thế nổi trội của DNNVV.
DNNVV dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. Với hoàn cảnh “tự sinh, tự diệt”, DNNVV bắt buộc phải duy trì sự phát triển, nếu không sẽ bị phá sản. Chính điều đó làm cho nền kinh tế sinh động và thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước. Đây là một ưu thế rất quan trọng của DNNVV.
Bốn là, DNNVV có thể phát huy được tiềm lực trong nước.
DNNVV dễ dàng chiếm ưu thế trong việc tận dụng nguồn lực sẵn có tại địa phương như: lực lượng lao động, nguyên liệu sản xuất, tài nguyên, ... để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. DNNVV kinh doanh rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, cung cấp các sản phẩm hàng hóa thiết yếu, đơn giản, phù hợp với mức chi tiêu và thị hiếu của người dân địa phương. Từ đó, phát triển kinh tế bền vững, ổn định đời sống xã hội.
Năm là, DNNVV tạo sự phát triển cân bằng giữa các vùng, miền trong một quốc gia.
DNNVV được thành lập dễ dàng, quy mô và chi phí đầu tư nhỏ nên có thể hiện diện mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi. Họ cung ứng đa dạng sản phẩm, dịch vụ cho người dân địa phương và các vùng lân cận.
1.1.2.2. Hạn chế:
Một là, nguồn lực tài chính của DNNVV hạn chế.
Nguồn vốn kinh doanh của DNNVV thường rất hạn chế, chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu hoặc vay mượn từ người thân trong gia đình, bạn bè và thường thiếu tài sản bảo đảm cho khoản vay nên khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ tổ chức tín dụng thấp. Mặt khác, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của DNNVV không rõ ràng, minh bạch. Các DNNVV thường yếu trong việc chuẩn bị hồ sơ phương án vay vốn ngân hàng, các chỉ tiêu tài chính tính toán qua loa và thiếu tính khả thi khiến các ngân hàng không nắm được thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, đa
phần DNNVV luôn ở trong tình trạng thiếu vốn; hoạt động chủ
yếu tập trung ở các
ngành công nghiệp nhẹ, tiêu dùng hoặc các ngành thương mại, dịch
vụ, ... hạn chế trong
các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn như giao thông vận tải,
xây dựng; khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ bị hạn chế.
Hai là, DNNVV khó khăn trong việc tuyển dụng các nhà quản lý và lao động giỏi, năng lực quản trị điều hành, quản trị tài chính còn nhiều hạn chế.
DNNVV với quy mô không lớn, số lượng lao động không nhiều và chưa có sự phân công lao động rõ rệt. Đa phần DNNVV thành lập và hoạt động dựa vào năng lực và kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp nên bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tinh giản, chủ doanh nghiệp vừa trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vừa trực tiếp quản lý nên mức độ chuyên môn hóa trong quản lý chưa tách bạch, rõ ràng. Chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi đối với người lao động ở DNNVV chưa cao nên khó thu hút được lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Nhân sự thường xuyên biến động và thay đổi gây khó khăn trong việc quản lý.
Ba là, DNNVV hoạt động thiếu vững chắc.
DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít, năng lực quản trị điều hành và quản trị tài chính còn nhiều hạn chế, khả năng dự báo rủi ro còn thấp nên thường nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế như: lạm phát, thay đổi lãi suất, khủng hoảng. Ngoài ra, khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm còn chưa cao, có hiện tượng chạy theo lợi nhuận quá mức, không quan tâm đến uy tín doanh nghiệp, vẫn còn tồn tại tâm lý sẵn sàng thành lập doanh nghiệp mới thay cho doanh nghiệp cũ. Do đó, DNNVV dễ dàng phá sản, giải thể khi gặp những biến cố lớn.
Bốn là, năng lực cạnh tranh của DNNVV còn yếu kém.
Do hạn chế về quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, năng lực quản trị điều hành chưa cao nên DNNVV gặp khó khăn trong việc thu hút lao động giỏi, có trình độ chuyên môn cao cũng như điều kiện đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để gia tăng giá
trị và chất lượng sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị
trường. Ngoài ra, DNNVV chưa
có uy tín và thương hiệu nên gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh ở
thị trường trong và
ngoài nước.