8. Tổng quan nghiên cứu:
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
nhỏ và vừa:
Gồm các chỉ tiêu như dư nợ và tỷ trọng cho vay DNNVV, số lượng DNNVV vay vốn tại ngân hàng. Đây là các chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng đối với DNNVV,
Dư nợ tín dụng tăng hay giảm sẽ phản ánh mức độ phát triển hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra so sánh quy mô tín dụng qua các năm để xem xét tốc độ phát triển, thu hẹp tín dụng nhanh hay chậm.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV (%):
D n cho vay DNNVV kỳ nghiên c u - D n cho vay DNNVV kỳ so sánhư ợ ứ ư ợ
---:--- --- —__________________________•---—- --- ---X100 D n cho vay DNNVV kỳ so sánhư ợ
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV (%):
Tỷ lệ này cho biết cơ cấu tín dụng ngân hàng, và là căn cứ để điều chỉnh quy mô cho vay sao cho đảm bảo an toàn và sinh lời.
Hệ số sử dụng vốn vay DNNVV (%):
D n cho vay DNNVVư ợ
T ng huy đ ngổ ộ
Hệ số này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay do vậy hệ số này càng gần 1 càng tốt vì:
Nếu hệ số này quá lớn (>>1), có nghĩa là ngân hàng đang cho vay quá nhiều, và nguồn cho vay chính là từ vốn tự có và các loại nợ phải trả khác vì vốn huy động quá ít so với nhu cầu giải ngân, điều này làm giảm tính an toàn của ngân hàng.
Nếu hệ số này quá nhỏ (<<1), có nghĩa là ngân hàng đang khó khăn trong việc cho vay, số lượng huy động lớn không cho vay được sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng.
D n cho vay DNNVVư ợ
T ng d nổ ư ợ X100
Số lượng khách hàng là DNNVV
Số lượng khách hàng tăng lên hoặc giảm xuống trong một thời kỳ là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển tín dụng của NHTM. Việc tăng số lượng khách hàng thật sự có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khẳng định được tính bền vững trong công tác quản lý khi ngân hàng giữ và duy trì được khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển được mối quan hệ với khách hàng mới.
I.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng:
Hệ số thu nợ các khoản cho vay DNNVV (%):
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ thu được từ những khoản cho vay đối với DNNVV. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa rằng các khoản vay được hoàn trả đầy đủ, các khoản vay tốt.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng các khoản vay DNNVV. Tỷ lệ nợ quá hạn (%): N quá h n DNNVVợ ạ T ng d n DNNVV ổ ư ợ x Tỷ lệ nợ xấu (%): N x u DNNVVợ ấ T ng d n DNNVV*ổ ư ợ
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nợ.
Doanh s thu n DNNVVố ơ
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của một ngân hàng. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc lãi vay hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu hồi được, rủi ro tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung cũng như thu nhập của ngân hàng. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro làm ảnh hưởng lợi nhuận, làm giảm khả năng thanh khoản do không thu hồi được vốn vay, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn và nặng nề là làm giảm uy tín của ngân hàng.
Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm (%):
D n cho vay có tài s n b o đ mư ợ ả ả ả
T ng d n DNNVVổ ư ợ x
Chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng cho vay DNNVV càng cao, vì các khoản vay có tính an toàn, đảm bảo hơn. Nếu có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể phát mại, bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV trên tổng thu nhập từ cho vay (%):
Thu nh p t ho t đ ng cho vay đ i v i DNNVVậ ừ ạ ộ ố ớ
T ng thu nh p t ho t đ ng cho vayổ ậ ừ ạ ộ
Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động cho vay đối với DNNVV đem lại thu nhập như thế nào cho các ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ đầu tư tín dụng vào đối tượng này là một hướng đi đúng đắn. Chỉ tiêu này nhỏ cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng chưa đóng vai trò lớn trong việc tạo doanh thu và lợi nhuận.
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp:
1.3.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng:
Một là, quy mô hoạt động của ngân hàng:
Ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới hoạt động rộng, phủ khắp các địa bàn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường sẽ giúp cho việc huy động vốn dễ dàng, qua đó gia tăng quy mô nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng. Ngoài ra, mạng lưới phủ sóng rộng khắp thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn và mang đến sự thuận tiện cho khách hàng, tạo sự thỏa mãn từ đó có thể phát triển các hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng bao phủ rộng tạo điều kiện để các DNNVV được tiếp cận tín dụng.
Hai là, chính sách cấp tín dụng của ngân hàng:
Chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng nhằm mục đích định hướng cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong quan hệ cấp tín dụng với khách hàng; duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, hướng đến đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật. Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng thể hiện định hướng, đường lối chính sách phát triển hoặc hạn chế theo từng thời kỳ. Chính sách cấp tín dụng bao gồm các nội dung tác động trực tiếp đến sự phát triển hoạt động tín dụng như: quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, giới hạn tín dụng, đối tượng khách hàng mục tiêu, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách tiếp thị, .. .Chính sách cấp tín dụng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV.
Ba là, lãi suất, phí:
Lãi suất là chi phí sử dụng vốn mà Doanh nghiệp phải trả. Lãi suất phụ thuộc vào chính sách từng thời kỳ, đối tượng khách hàng, thời hạn vay, .. Lãi suất cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp vay vốn và ngược lại.
Bốn là, quy trình cấp tín dụng:
Quy trình cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng tạo cơ sở xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận liên quan
trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và
giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Quy trình thẩm định rườm rà, hồ sơ yêu cầu phức tạp là rào cản
ảnh hưởng đến việc
quyết định vay vốn của khách hàng. Hiện nay, do cạnh tranh trên
thị trường ngày càng
gay gắt, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khá giống nhau nên
quy trình tinh gọn,
đơn giản, hiệu quả sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng,
đồng thời, tiết kiệm thời
gian và chi phí cho khách hàng và cả Ngân hàng.
Năm là, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng:
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng, là cầu nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp. DNNVV là đối tượng khách hàng có số lượng lớn, hoạt động đa dạng trên mọi lĩnh vực, do đó cán bộ tín dụng cần phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, hiểu biết bao quát mọi ngành nghề, có khả năng tư vấn, cung ứng các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho Doanh nghiệp. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp.
Sáu là, hoạt động tiếp thị của ngân hàng:
Hoạt động tiếp thị của ngân hàng được thể hiện thông qua: chính sách sản phẩm, chính sách về giá, kênh phân phối, hình ảnh, ...Việc quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Bảy là, cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng:
Hiện nay, công nghệ đang ngày càng phát triển, các ngân hàng đang chạy đua và cạnh tranh gay gắt trong việc cung ứng các sản phẩm sử dụng công nghệ, đặc biệt là ngân hàng điện tử. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại giúp cho quá trình thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, giúp cho Ngân hàng sàng lọc và tiếp cận Doanh nghiệp có tiềm năng, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cấp tín dụng.
Một là năng lực tài chính của Doanh nghiệp,
Năng lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cơ bản để ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Năng lực tài chính mạnh đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được đảm bảo, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng hạn chế/ không cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém, không minh bạch. Năng lực tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khả năng thanh khoản, các chỉ tiêu tài chính, thu nhập, hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, năng lực điều hành, quản trị của doanh nghiệp,
Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc chèo lái đưa con thuyền doanh nghiệp phát triển. Người quản lý phải có năng lực tổ chức điều hành hoạt động của Doanh nghiệp, định hướng chiến lược và có khả năng quản trị tài chính tốt. Khi thẩm định để cấp tín dụng cho Doanh nghiệp, Ngân hàng phải đánh giá năng lực quản lý, điều hành của Doanh nghiệp.
Ba là, tài sản đảm bảo của Doanh nghiệp,
Khi vay vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tài sản khác nhau để đảm bảo cho các nghĩa vụ tại ngân hàng như: quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa tồn kho luân chuyển, quyền đòi nợ, ... Ngân hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua việc cấp tín dụng có đảm bảo một phần tài sản. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp có tài sản là bất động sản sẽ dễ dàng được vay vốn hơn các doanh nghiệp không có tài sản hoặc tài sản là máy móc thiết bị, hàng tồn kho, quyền đòi nợ, .
Bốn là, phương án sản kinh doanh,
Phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả thi là một trong những yếu tố then chốt để Ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng. Phương án kinh doanh hiệu quả thể hiện thông qua: mức độ ổn định của đầu vào và đầu ra, doanh thu, lợi nhuận, chiến lược
sử dụng vốn rõ ràng, khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy
nhiên, hạn chế hiện nay của
các DNNVV là kỹ năng xây dựng phương án kinh doanh còn yếu, các
chỉ tiêu tài chính
tính toán qua loa nên khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Năm là, tính xác thực của thông tin Doanh nghiệp cung cấp,
Việc phân tích báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu quan trọng để ngân hàng thẩm định hồ sơ, ra quyết định cấp tín dụng cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính hiện nay của các DNNVV còn khá sơ sài, thông tin thiếu trung thực, minh bạch khiến cho ngân hàng khó đánh giá chính xác thực trạng doanh nghiệp, tình hình tài chính, từ đó trở thành rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
I.3.4.3. Nhân tố từ phía môi trường khách quan:
Môi trường chính trị, xã hội,
Môi trường chính trị, xã hội ổn định giúp các DNNVV yên tâm sản xuất, kinh doanh, tạo cơ hội cho sự phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó gia tăng nhu cầu tín dụng. Ngân hàng có cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng thúc đẩy sự phát triển của đối tượng này.
Môi trường kinh tế,
Ngân hàng là trái tim của nền kinh tế, sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Trong môi trường kinh tế ổn định, doanh nghiệp được tạo điều kiện để phát triển, gia tăng cơ hội đầu tư và cơ hội sinh lời, vì vậy, gia tăng nhu cầu vốn của DNNVV, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng.
Môi trường pháp lý,
Hoạt động kinh doanh ngân hàng và doanh nghiệp chịu sự quản lý, điều chỉnh mạnh mẽ của hệ thống văn bản pháp lý, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng. Hệ thống pháp lý xây dựng đồng bộ, chặt
chẽ, đơn giản hóa thủ tục là
cơ sở để doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.