8. Tổng quan nghiên cứu:
1.3. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
1.3.1. Quan điểm về phát triển tín dụng đối với DNNVV:
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn. [Đào Duy Thanh, 2006].
Phát triển là sự gia tăng đồng thời của mặt lượng và mặt chất. Nếu chỉ có sự tăng lên về quy mô, số lượng thì đây chỉ là sự tăng trưởng, sự tăng trưởng này phải đi cùng sự gia tăng về chất lượng mới tạo nên sự phát triển.
Phát triển tín dụng đối với DNNVV là sự tăng lên về quy mô, số lượng và chất lượng các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Mặt lượng của tín dụng đối với DNNVV được thể hiện thông qua số tuyệt đối và tương đối về quy mô, số lượng các khoản vay. Nó là kết quả, các chỉ tiêu bằng số về dư nợ vay trong kỳ. Thông qua các chỉ tiêu này, các cấp quản lý có thể nắm rõ tình hình hoạt động cho vay, từ đó xây dựng phương hướng kinh doanh phù hợp. Sự tăng trưởng về số lượng và quy mô khoản vay là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của tín dụng.
Mặt chất của hoạt động tín dụng liên quan đến chất lượng của các khoản vay. Chất lượng của khoản vay được thể hiện thông qua các đặc điểm: khoản vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại lợi ích cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đánh giá chính xác chất lượng của khoản vay, các chỉ tiêu định tính và định lượng được sử dụng kết hợp.
Về phía ngân hàng, chất lượng của các khoản vay được đánh giá qua các tiêu chí: mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, khoản vay được trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, rủi ro tín dụng mang lại, tỷ lệ dự phòng, lợi ích và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Về phía khách hàng, khoản vay có chất lượng tốt được thể hiện thông qua: khoản vay đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, kỳ hạn vay phù hợp, lãi suất và chính sách ưu đãi, cạnh tranh.
Về phía nền kinh tế, khoản vay có chất lượng tốt giúp mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng môi trường tài chính vững mạnh, cạnh tranh, giải quyết vấn đề việc làm.
1.3.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Vốn là vấn đề then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. DNNVV có thể tiếp cận vốn từ các kênh như: vốn tự có do tích lũy, vốn vay mượn từ người thân, bạn bè, vốn từ kênh tín dụng thương mại hoặc từ vốn vay ngân hàng.... Trong đó, vốn vay ngân hàng có thể được xem là quan trọng và hiệu quả nhất bởi: vốn từ vay mượn người thân, bạn bè thường rất hạn chế, lãi suất cao, thời gian ngắn, không ổn định; vốn từ nguồn tín dụng thương mại chịu ảnh hưởng lớn vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp, thường thời hạn ngắn, quy mô nhỏ và các doanh nghiệp thường bị động; vốn huy động từ thị trường chứng khoán thì chưa khả thi đối với DNNVV. Do đó, để chủ động được nguồn vốn phục vụ phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn thì vốn vay ngân hàng là kênh huy động vốn hiệu quả nhất. Vốn vay ngân hàng là nguồn tài trợ chính thức phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của các DNNVV tại Việt Nam hiện nay.
Song song với việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, ngân hàng điện tử... từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh.
Vốn vay ngân hàng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của DNNVV, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, tập trung vốn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
I.3.2.2. Đối với ngân hàng:
Phát triển hoạt động tín dụng DNNVV góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng: hiện nay lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, đặc biệt, nền kinh tế nước ta hiện nay DNNVV đang chiếm số lượng lớn đồng thời với sự ra đời của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho đối tượng này phát triển, việc cấp tín dụng đối với DNNVV được xem là mục tiêu và chủ trương của các ngân hàng.
Cho vay DNNVV góp phần phân tán rủi ro cho Ngân hàng: bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn cũng không kém phần quan trọng. Mọi khoản vay đều tìm ẩn rủi ro, và cho vay DNNVV góp phần hạn chế rủi ro do: số lượng doanh nghiệp nhiều, lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô khoản vay không lớn nên phân tán được rủi ro ngành, tránh tập trung vào một khách hàng lớn.
Bên cạnh các sản phẩm tín dụng, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ khác như: tiền gửi, chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo hiểm.... phát sinh ngày càng tăng, từ đó, gia tăng khả năng bán chéo sản phẩm tạo thêm nguồn thu dịch vụ an toàn hơn, góp phần xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng.
I.3.2.3. Đối với nền kinh tế:
Các ngân hàng ngày càng phát triển về phạm vi cũng như quy mô hoạt động, nguồn vốn tín dụng khá dồi dào. Việc phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ vốn trực tiếp cho các DNNVV dôi ra đáng kể. Chính phủ có thể sử dụng nguồn vốn này đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình công cộng.. .phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.
Tín dụng ngân hàng là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, kiềm chế kiểm soát lạm phát. Khi các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV ổn định và phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa: nhỏ và vừa:
Gồm các chỉ tiêu như dư nợ và tỷ trọng cho vay DNNVV, số lượng DNNVV vay vốn tại ngân hàng. Đây là các chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng đối với DNNVV,
Dư nợ tín dụng tăng hay giảm sẽ phản ánh mức độ phát triển hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra so sánh quy mô tín dụng qua các năm để xem xét tốc độ phát triển, thu hẹp tín dụng nhanh hay chậm.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV (%):
D n cho vay DNNVV kỳ nghiên c u - D n cho vay DNNVV kỳ so sánhư ợ ứ ư ợ
---:--- --- —__________________________•---—- --- ---X100 D n cho vay DNNVV kỳ so sánhư ợ
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV (%):
Tỷ lệ này cho biết cơ cấu tín dụng ngân hàng, và là căn cứ để điều chỉnh quy mô cho vay sao cho đảm bảo an toàn và sinh lời.
Hệ số sử dụng vốn vay DNNVV (%):
D n cho vay DNNVVư ợ
T ng huy đ ngổ ộ
Hệ số này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay do vậy hệ số này càng gần 1 càng tốt vì:
Nếu hệ số này quá lớn (>>1), có nghĩa là ngân hàng đang cho vay quá nhiều, và nguồn cho vay chính là từ vốn tự có và các loại nợ phải trả khác vì vốn huy động quá ít so với nhu cầu giải ngân, điều này làm giảm tính an toàn của ngân hàng.
Nếu hệ số này quá nhỏ (<<1), có nghĩa là ngân hàng đang khó khăn trong việc cho vay, số lượng huy động lớn không cho vay được sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng.
D n cho vay DNNVVư ợ
T ng d nổ ư ợ X100
Số lượng khách hàng là DNNVV
Số lượng khách hàng tăng lên hoặc giảm xuống trong một thời kỳ là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển tín dụng của NHTM. Việc tăng số lượng khách hàng thật sự có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khẳng định được tính bền vững trong công tác quản lý khi ngân hàng giữ và duy trì được khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển được mối quan hệ với khách hàng mới.
I.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng:
Hệ số thu nợ các khoản cho vay DNNVV (%):
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ thu được từ những khoản cho vay đối với DNNVV. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa rằng các khoản vay được hoàn trả đầy đủ, các khoản vay tốt.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng các khoản vay DNNVV. Tỷ lệ nợ quá hạn (%): N quá h n DNNVVợ ạ T ng d n DNNVV ổ ư ợ x Tỷ lệ nợ xấu (%): N x u DNNVVợ ấ T ng d n DNNVV*ổ ư ợ
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nợ.
Doanh s thu n DNNVVố ơ
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của một ngân hàng. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc lãi vay hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu hồi được, rủi ro tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung cũng như thu nhập của ngân hàng. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro làm ảnh hưởng lợi nhuận, làm giảm khả năng thanh khoản do không thu hồi được vốn vay, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn và nặng nề là làm giảm uy tín của ngân hàng.
Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm (%):
D n cho vay có tài s n b o đ mư ợ ả ả ả
T ng d n DNNVVổ ư ợ x
Chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng cho vay DNNVV càng cao, vì các khoản vay có tính an toàn, đảm bảo hơn. Nếu có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể phát mại, bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV trên tổng thu nhập từ cho vay (%):
Thu nh p t ho t đ ng cho vay đ i v i DNNVVậ ừ ạ ộ ố ớ
T ng thu nh p t ho t đ ng cho vayổ ậ ừ ạ ộ
Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động cho vay đối với DNNVV đem lại thu nhập như thế nào cho các ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ đầu tư tín dụng vào đối tượng này là một hướng đi đúng đắn. Chỉ tiêu này nhỏ cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng chưa đóng vai trò lớn trong việc tạo doanh thu và lợi nhuận.
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp:
1.3.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng:
Một là, quy mô hoạt động của ngân hàng:
Ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới hoạt động rộng, phủ khắp các địa bàn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường sẽ giúp cho việc huy động vốn dễ dàng, qua đó gia tăng quy mô nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng. Ngoài ra, mạng lưới phủ sóng rộng khắp thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn và mang đến sự thuận tiện cho khách hàng, tạo sự thỏa mãn từ đó có thể phát triển các hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng bao phủ rộng tạo điều kiện để các DNNVV được tiếp cận tín dụng.
Hai là, chính sách cấp tín dụng của ngân hàng:
Chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng nhằm mục đích định hướng cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong quan hệ cấp tín dụng với khách hàng; duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, hướng đến đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật. Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng thể hiện định hướng, đường lối chính sách phát triển hoặc hạn chế theo từng thời kỳ. Chính sách cấp tín dụng bao gồm các nội dung tác động trực tiếp đến sự phát triển hoạt động tín dụng như: quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, giới hạn tín dụng, đối tượng khách hàng mục tiêu, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách tiếp thị, .. .Chính sách cấp tín dụng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV.
Ba là, lãi suất, phí:
Lãi suất là chi phí sử dụng vốn mà Doanh nghiệp phải trả. Lãi suất phụ thuộc vào chính sách từng thời kỳ, đối tượng khách hàng, thời hạn vay, .. Lãi suất cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp vay vốn và ngược lại.
Bốn là, quy trình cấp tín dụng:
Quy trình cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng tạo cơ sở xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận liên quan
trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và
giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Quy trình thẩm định rườm rà, hồ sơ yêu cầu phức tạp là rào cản
ảnh hưởng đến việc
quyết định vay vốn của khách hàng. Hiện nay, do cạnh tranh trên
thị trường ngày càng
gay gắt, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khá giống nhau nên
quy trình tinh gọn,
đơn giản, hiệu quả sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng,
đồng thời, tiết kiệm thời
gian và chi phí cho khách hàng và cả Ngân hàng.
Năm là, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng:
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng, là cầu nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp. DNNVV là đối tượng khách hàng có số lượng lớn, hoạt động đa dạng trên mọi lĩnh vực, do đó cán bộ tín dụng cần phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, hiểu biết bao quát mọi ngành nghề, có khả năng tư vấn, cung ứng các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho Doanh nghiệp. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp.
Sáu là, hoạt động tiếp thị của ngân hàng:
Hoạt động tiếp thị của ngân hàng được thể hiện thông qua: chính sách sản phẩm, chính sách về giá, kênh phân phối, hình ảnh, ...Việc quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Bảy là, cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng: