8. Tổng quan nghiên cứu:
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
nhánh Đông Sài Gòn (BIDV Đông Sài Gòn):
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức được thành lập theo Quyết định số 333/QĐ - HĐQT ngày 21/12/2004 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở nâng cấp PGD Thủ Đức. Trụ sở Chi nhánh đặt tại địa chỉ số 23a và 25 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/2005 và lấy tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức.
Ngày 27/12/2007, thông qua Quyết định 602/QĐ - HĐQT của HĐQT về việc đổi tên một số Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, đến ngày 5/1/2008 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn. Tên tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Vietnam - East Saigon Branch.
Ngày 01/05/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành quyết định số: 30/QĐ-HĐQT v/v thành lập Chi nhánh, Sở giao dịch trực thuộc Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động, theo đó tên mới đầy đủ của Chi nhánh là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn.
Định hướng hoạt động của Chi nhánh là từng bước lớn mạnh và trở thành một trong những NHTM chủ lực trên địa bàn phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa bàn và thành phố, chú trọng vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn và các vùng lân cận, đặc biệt chú trọng hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao thị phần của BIDV tại thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực lân cận và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của hệ thống.
Trong suốt thời gian hoạt động, BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn đã thâm nhập thị trường, mở rộng nền khách hàng, dần khẳng định được vị thế và vai trò của Chi nhánh đối với sự phát triển kinh tế của khu vực phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh luôn thực hiện phương châm kinh doanh an toàn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất, hoạt động theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Với cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn đã được ghi nhận thành tích và đạt được nhiều bằng khen, huân chương của BIDV, ngành Ngân hàng, của Đảng và nhà nước trao tặng.
Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Sài Gòn
i. Ban giám đốc:
Giám đốc là người điều hành tất cả các hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vị hoạt động của đơn vị. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn bộ chi nhánh. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
ii. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN):
Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối tượng doanh nghiệp: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ, ...), Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
Công tác tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi; Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro; Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro; Chịu trách nhiệm đầy đủ về: Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng
và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh.
Tính đầy đủ, chính xác,
trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để
phục vụ cho việc
xét cấp tín dụng cho khách hàng. Mọi khoản tín dụng được cấp đều
tuân thủ đúng quy
định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi
ro của ngân hàng,
đúng pháp lý và điều kiện tín dụng.
iii. Phòng khách hàng cá nhân:
Chức năng nhiệm vụ giống với phòng KHDN, chỉ khác đối tượng khách hàng là những cá nhân, hộ kinh doanh về nhu cầu tín dụng và huy động vốn, các dịch vụ phi tín dụng khác.
iv. Phòng quản lý rủi ro:
Thực hiện các công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, Công tác phòng chống rửa tiền, Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, Công tác kiểm tra nội bộ.
v. Phòng quản trị tín dụng:
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng.
vi. Phòng Giao dịch Khách hàng: Bộ phận Giao dịch Khách hàng:
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong
tình huống khẩn cấp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn
bộ hoạt động giao dịch
hạch toán tại Phòng.
Bộ phận quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh/BIDV và của khách hàng. Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, ATM
vii. Phòng quản lý nội bộ: Nhiệm vụ Tài chính - Kế toán:
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác kiểm soát số liệu kế toán tổng hợp theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Thực hiện nhiệm vụ tài chính kinh doanh. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Quản lý thông tin và lập báo cáo. Thực hiện thanh kiểm tra, giám sát.
Nhiệm vụ Kế hoạch - Tông hợp:
Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Nhiệm vụ điện toán:
Trực tiếp thực hiện các công việc theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh: Thực hiện công tác bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo vệ an ninh chung của toàn
hệ thống. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh các vấn đề
về ứng dụng công
nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV.
Nhiệm vụ Tổ chức - Nhân sự:
Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh: Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh theo quy định.
viii. 03 Phòng giao dịch (PGD):
Tổng hợp chức năng nhiệm vụ giống như các phòng sau: PGD KH cá nhân, PGD KHDN, Phòng KH cá nhân.