Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 37 - 39)

8. Tổng quan nghiên cứu:

1.3.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Vốn là vấn đề then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. DNNVV có thể tiếp cận vốn từ các kênh như: vốn tự có do tích lũy, vốn vay mượn từ người thân, bạn bè, vốn từ kênh tín dụng thương mại hoặc từ vốn vay ngân hàng.... Trong đó, vốn vay ngân hàng có thể được xem là quan trọng và hiệu quả nhất bởi: vốn từ vay mượn người thân, bạn bè thường rất hạn chế, lãi suất cao, thời gian ngắn, không ổn định; vốn từ nguồn tín dụng thương mại chịu ảnh hưởng lớn vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp, thường thời hạn ngắn, quy mô nhỏ và các doanh nghiệp thường bị động; vốn huy động từ thị trường chứng khoán thì chưa khả thi đối với DNNVV. Do đó, để chủ động được nguồn vốn phục vụ phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn thì vốn vay ngân hàng là kênh huy động vốn hiệu quả nhất. Vốn vay ngân hàng là nguồn tài trợ chính thức phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của các DNNVV tại Việt Nam hiện nay.

Song song với việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, ngân hàng điện tử... từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh.

Vốn vay ngân hàng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của DNNVV, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, tập trung vốn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

I.3.2.2. Đối với ngân hàng:

Phát triển hoạt động tín dụng DNNVV góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng: hiện nay lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, đặc biệt, nền kinh tế nước ta hiện nay DNNVV đang chiếm số lượng lớn đồng thời với sự ra đời của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho đối tượng này phát triển, việc cấp tín dụng đối với DNNVV được xem là mục tiêu và chủ trương của các ngân hàng.

Cho vay DNNVV góp phần phân tán rủi ro cho Ngân hàng: bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn cũng không kém phần quan trọng. Mọi khoản vay đều tìm ẩn rủi ro, và cho vay DNNVV góp phần hạn chế rủi ro do: số lượng doanh nghiệp nhiều, lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô khoản vay không lớn nên phân tán được rủi ro ngành, tránh tập trung vào một khách hàng lớn.

Bên cạnh các sản phẩm tín dụng, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ khác như: tiền gửi, chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo hiểm.... phát sinh ngày càng tăng, từ đó, gia tăng khả năng bán chéo sản phẩm tạo thêm nguồn thu dịch vụ an toàn hơn, góp phần xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng.

I.3.2.3. Đối với nền kinh tế:

Các ngân hàng ngày càng phát triển về phạm vi cũng như quy mô hoạt động, nguồn vốn tín dụng khá dồi dào. Việc phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ vốn trực tiếp cho các DNNVV dôi ra đáng kể. Chính phủ có thể sử dụng nguồn vốn này đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình công cộng.. .phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Tín dụng ngân hàng là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, kiềm chế kiểm soát lạm phát. Khi các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV ổn định và phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w