8. Tổng quan nghiên cứu:
3.1. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Đầu tư
Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Sài Gòn:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển đối tượng này như Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về cơ bản, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ về vốn, cung cấp thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh.
Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, tích cực, khai thác tốt tiềm năng của đối tượng DNNVV, BIDV Đông Sài Gòn đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV như sau:
- Tiếp tục đề xuất thành lập thêm PGD, phát triển mạng lưới hoạt động định hướng theo tiềm năng phát triển kinh tế Thành phố Thủ Đức, bám sát theo chỉ đạo của Hội sở chính, Ngân hàng nhà nước, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
- Tích cực tìm kiếm phát triển nền khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, thông qua các hiệp hội kinh doanh, văn phòng đăng ký kinh doanh quận/huyện.
- Phối hợp với các cấp chính quyền, tích cực phát huy vai trò của Chi nhánh trong các buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của BIDV và năng lực cung ứng của Chi
- nhánh. Tận dụng các chương trình mục tiêu của BIDV, các
chương trình phát
triển kinh tế trên địa bàn để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Khai thác triệt để các chính sách tín dụng, gói tín dụng được HSC ban hành từng thời kỳ với mức lãi suất cạnh tranh, đặc biệt cho vay khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên, gói tín dụng ngắn hạn hoặc gói tín dụng trung dài hạn như đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết bị, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khai thác hiệu quả nền khách hàng vay, kết hợp khối bán buôn và bán lẻ để bán chéo sản phẩm dịch vụ, đảm bảo tổng hòa lợi ích khách hàng mang lại; chủ động rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý, hỗ trợ khách hàng phù hợp tránh phát sinh tối đa nợ quá hạn, nợ xấu tiềm ẩn.
- Rà soát nền khách hàng tín dụng để có chính sách ứng xử linh hoạt, phù hợp về hạn mức, lãi suất và phí cũng như tỷ lệ tiền gửi đối ứng để đảm bảo tổng hòa lợi ích từ khách hàng. Chủ động rà soát dư nợ kém hiệu quả để triển khai các biện pháp khắc phục (thu hồi nợ, điều chỉnh lãi suất, gia tăng các sản phẩm dịch vụ để bù đắp ...)
- Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn, hướng tới các khách hàng tốt, có năng lực tài chính lành mạnh. Hỗ trợ tối đa cho các khách hàng có chất lượng tốt, đem lại nguồn thu hiệu quả cho ngân hàng, gia tăng mức độ sử dụng trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Xác định công tác phát triển tín dụng gắn với kiểm soát tốt chất lượng, hướng
tới các khách hàng có năng lực tài chính, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Phát triển khách hàng doanh nghiệp theo chuỗi, doanh nghiệp vệ tinh nhằm quản lý tốt dòng tiền, quản trị rủi ro và hiệu quả cho vay.
- - Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tuân thủ định hướng, giới hạn tín dụng của HSC; kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, thu hồi lãi treo, tăng cường công tác Quản trị tín dụng, không để phát sinh nợ quá hạn, nợ hiệu quả kém do lỗi tác nghiệp.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiBIDV Đông Sài Gòn: