Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng đối với DNNVV của BIDVĐông

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 48 - 51)

8. Tổng quan nghiên cứu:

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng đối với DNNVV của BIDVĐông

Đông Sài Gòn:

Qua các kinh nghiệm của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại, tác giả có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV Đông Sài Gòn, như sau:

Một là, chi nhánh cần xây dựng hoặc đề xuất chính sách cho vay riêng có kết hợp với các gói hỗ trợ của Chính phủ trong cho vay DNNVV, cần dựa vào thực tế để đánh giá, phân tích từng đối tượng khách hàng, tránh tình trạng thẩm định hồ sơ mang tính lý thuyết.

Hai là, chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên môn riêng biệt có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng, cũng như các sản phẩm ngân hàng khác dành riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ, ... đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng.

Ba là, chi nhánh cần có chính sách mở rộng tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với DNNVV vì vấn đề tài sản đảm bảo được xem là trở ngại lớn nhất hạn chế

khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV, việc mở

rộng cho vay không có

tài sản bảo đảm được xác định trên cơ sở đánh giá toàn diện khách

hàng bằng hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ và có thể kèm theo một số điều kiện khác

như doanh nghiệp

cam kết chuyển doanh thu về tài khoản mở tại ngân hàng để kiểm

soát nguồn trả nợ của

doanh nghiệp.

Bốn là, chi nhánh cần sớm nhận định được những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các khoản cho vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tương lai gây ảnh hưởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện các khoản nợ có rủi ro để có những biện pháp ứng xử phù hợp.

Năm là, chi nhánh yêu cầu bên vay phải chứng minh được kinh nghiệm trong lĩnh vực họ kinh doanh, mục đích vay vốn, kế hoạch sử dụng vốn vay, chứng minh nguồn trả nợ và cam kết về việc thế chấp tài sản bảo đảm của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba.

Sáu là, chi nhánh cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh và chính sách phù hợp trong việc cho vay, giám sát và thu hồi nợ vay.

Bảy là, chi nhánh cần phối hợp các phòng ban kinh doanh để bán chéo sản phẩm, đồng thời cập nhật thông tin sản phẩm, chính sách, qui định ngân hàng cho nhau. Nắm vững sản phẩm, nắm vững chính sách, qui định đồng thời hiểu được các sản phẩm của các NHTM khác sẽ giúp cán bộ ngân hàng tự tin hơn trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng về quan hệ tín dụng với chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát các nội dung về khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNNVV trong phát triển nền kinh tế từ đó rút ra sự cần thiết phải phát triển tín dụng đối với DNNVV, với ngân hàng và với nền kinh tế. Ngoài ra tác giả đã hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm đối tượng trên. Chương 1 còn nêu kinh nghiệm phát triển tín dụng DNNVV từ một số ngân hàng thương mại và rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV. Trên đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày các chương tiếp theo để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp để phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông Sài Gòn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN. •

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w