Khát quát hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀNGỬI KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.3 Khát quát hoạt động kinh doanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có hoạt động kinh doanh chính bao gồm hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động khác. Tuy nhiên với chức năng của một NHTM thì hoạt động của BIDV vẫn chú trọng vào các hoạt động ngân hàng thương mại là chủ yếu với 2 nghiệp vụ quan trọng là huy động vốn và hoạt động tín dụng.

Bảng 3-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng tài sản 1,006,404 1,202,284 1,313,038 1,490,105 1,516,686 Nguồn vốn huy động 940,020 1,124,96 1 1,226,454 1,374,758 1,402,248 Dư nợ tín dụng và đầu tư 949,940 1,154,154 1,237,755 1,325,667 1,438,520 Tỷ lệ nợ xấu 1.95% 1.44% 1.80% 1.74% 1.54%

Lợi nhuận trước thuế 7,709 8,665 9,473 10,876 9,026

Tổng tài sản

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, Tổng tài sản của ngân hàng BIDV có chiều hướng tăng liên tục, cho thấy qui mô tài sản của ngân hàng không ngừng được mở rộng qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản của BIDV đạt 1,006,404 tỷ đồng, là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống NHTM đạt ngưỡng tài sản trên trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành. Đến 2018, BIDV tiếp tục là ngân hàng có cơ cấu tài sản bền vững khi có mức tăng trưởng tài sản 9.2% so với năm liền kề trước đó và tài sản sinh lời trên tổng tài sản đạt 97%. Đặc biệt ở năm 2019 BIDV đã có một một cột mốc đánh giá sự thay đổi trong sự phát triển và hội nhập quốc tế khi hoàn tất sát nhập với KEB Hana Bank, tăng quy mô vốn điều lệ lên 40,220 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng ở Việt Nam. Dù phải hứng chịu những bất lợi khi đại dịch Covid-19 diễn biến khá phức tap vào năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng vẫn đạt 1,516,686 tỷ đồng.

Từ năm 2016-2020 BIDV vẫn giữ vị thế hàng đầu của mình về thu hút nguồn vốn từ các nền kinh tế khi số tiền huy động vốn tăng liên tục và ln chiếm trung bình trên 10% tổng vốn huy động toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2017 đạt mức 1,124,961 tỷ đồng tăng 19.7% và, nguồn vốn ở giai đoạn này tăng trưởng tốt một phần nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách tiền tệ ổn định đã góp phần hỗ trợ việc huy động trong thời gian này đạt hiệu suất cao, tổng huy động vốn ở 2017 đã chiếm 12.8% toàn ngành. Đến 2018, về số lượng tiền huy động được đạt 1,226,454 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở thời điểm này chỉ tăng 9% so với 2017, nguyên nhân là do sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng nên xảy ra việc tăng trưởng chậm trên tồn hệ thống NHTM. Năm 2019, BIDV đã quay lại đà tăng trưởng mạnh khi tốc độ tăng trưởng đạt 12.1%, đây là kết quả của việc thực hiện chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời điểm áp dụng Basel II theo thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tốc độ tăng trưởng của năm 2020 đạt mức thấp nhất trong giao đoạn nghiên cứu khi chỉ tăng 2% , chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19, bên cạnh NHNN đã điều hành chủđộng, linh hoạt,đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ từ đó giúp ngân hàng có thể hoạt động an tồn, tuy tốc độ tăng trưởng thấp nhưng lượng tiền huy động từ nền kinh tế của BIDV vẫn đạt mức cao so với các NHTM cùng qui mơ đạt 1,402,248 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng

Nhìn chung xu hướng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV tăng đều qua các năm. Ở năm 2016, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 949,940 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng từ dân cư và các tổ chức kinh tế là 751,448 tỷ đồng chiếm 13.6% thị trường toàn ngành. So với năm 2016, tốc độ tăng trưởng của năm 2017 đạt 21.5%, đạt mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là do NHNN đã thơng qua các cơng cụ chính sách tiển tệ nhằm cân bằng giữa ổn định và các mục tiêu tăng trưởng, góp phần làm giảm mức độ lạm phát và giảm lãi vay do đó đã kích thích nhu cầu vay từ các KHCN và các TCTK. Giai đoạn 2018-2019 là giai đoạn tín dụng NHTM có tốc độ tăng trưởng chậm và thấp do ảnh hưởng chính sách thắt chặt tín dụng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, bên cạnh đó cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chính sách thắt chặt tiền tệ của

Fed và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã làm cho dịng tiền lưu thơng trong nền kinh tế bị ảnh hưởng. Năm 2020, dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1,438,520 tỷ đồng đạt mức độ tăng trưởng 8.5% và chiếm 13.4% tổng dư nợi tín dụng tồn ngành kinh tế, chiếm vị trí đầu ngành NHTMCP về cho vay các TCKT và dân cư.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng BIDV nhìn chung từ 2016-2020 đều dao động dưới mức 3% đáp ứng yêu cầu từ NHNN. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 1.95% trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 2.6%, cho thấy BIDV vẫn đang làm tốt việc kiểm soát nợ xấu để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó nhờ việc đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ cho VAMC đã góp phần giúp BIDV cải thiện được tỷ lệ nợ xấu. Ở những năm tiếp theo, BIDV vẫn đảm bảo được tỷ lệ đạt với kế hoạch đề ra và đảm bảo phù hợp với yêu cầu từ NHNN, mức thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu là năm 2017 với 1.44%, là năm ngân hàng kiểm soát nợ xấu tốt nhất trong giai đoạn nghiên cứu.

Lợi nhuận trước thuế

Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoan 2016-2020 là 12.2%, đây được đánh giá là mức độ tăng trưởng khá tốt trong toàn ngành NHTM. Ở năm 2016, lợi nhuân trước thuế của BIDV đạt 7,709 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch đề ra, mặc dù khơng thể hồn thành đúng như kế hoạch nhưng trong thời điểm BIDV phải hổ trợ doanh nghiệp, xử lí các nợ tồn động thì mức lợi nhuận này được xem là phù hợp. Năm 2017 và 2018 lợi nhuận của BIDV tiếp tục tăng và lần lượt đạt 8,665 tỷ đồng và 9,473 tỷ đồng đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, với năm 2019 là năm lợi nhuận đạt cao nhất với 10,876 tỷ đồng ứng với mức tăng trưởng là 14.8%. Năm 2020 là năm có lợi nhuận trước thuế giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng bị giảm sau thời gian liên tục tăng, ngun nhân chính là do sự khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh, dù mức tăng trưởng trưởng đạt âm 17% so với năm liền kề trước đó nhưng BIDV vẫn hoàn thành kế hoạch HĐCĐ đề ra.

3.2 Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi KHCN của BIDV3.2.1 Sản phẩm tiền gửi KHCN của BIDV

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w